Thứ Sáu, 18 tháng 2, 2011

Dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2010



HNP - Để dự báo triển vọng kinh tế việt Nam năm 2010, phần này sẽ phân tích và đánh giá khả năng hồi phục của kinh tế thế giới, của một số nền kinh tế lớn và tác động của sự hồi phục đó đến nền kinh tế Việt Nam. Phần này cũng sẽ đánh giá các quan hệ nhân quả tăng trưởng GDP với lạm phát, thâm hụt cán cân thương mại và cán cân vãng lai của Việt Nam trong giai đoạn 1990 – 2008. Kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2010 được xây dựng trên hai giả định về sự phục hồi của nền kinh tế thế giới và khả năng huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ở nước ta.

1. Tác động của phục hồi kinh tế thế giới đến Việt Nam
Việt Nam là nền kinh tế có độ mở cao, trong đó xuất khẩu là một trong những động lực tăng trưởng kinh tế chính của nước ta trong những năm qua. Sự phát triển kinh tế Việt Nam trong một chuẩn mực nào đó cũng chịu ảnh hưởng của dòng vốn FDI. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới, xuất khẩu vốn FDI cam kết vào Việt Nam năm 2009 đã bị suy giảm so với năm 2008, gây ảnh hưởng nhiều đến tăng trưởng kinh tế của nước ta.
Hai quý cuối năm đã xuất hiện một số tín hiệu phục hồi kinh tế thế giới. Dưới đấy là phân tích về khả năng phục hồi của một số nền kinh tế là các đối tác chủ yếu của nước ta ( Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc), khả năng phục hồi nguồn vốn FDI và khả năng phục hồi cầu thế giới, cũng như các tác động tới Việt Nam.      
1.1 Dự báo khả năng phục hồi kinh tế Mỹ và một số đối tác kinh tế chính của Việt Nam
 Suy giảm kinh tế toàn cầu xuất phát từ khủng hoảng tài chính mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới. Hầu hết các nền kinh tế đều bị tác động tiêu cực, từ các nền kinh tế lớn ( EU, Nhật Bản, Trung Quốc) đến các nền kinh tế nhỏ hơn. IMF dự báo tăng trưởng GDP 2009 của các nước đều giảm. Trong đó, Mỹ là -2,5% , Nhật -5,3%, khu vực EURO -3,9%. Trung Quốc và Ấn Độ tuy vẫn tăng trưởng dương song thấp hơn năm 2008. Tông thể tăng trưởng toàn cầu năm 2009 là -0,8%.
Bảng 13. Dự báo tăng trưởng kinh tế 2009 và 2010 của IMF
          Nền kinh tế
Dự báo tăng trưởng
2009
Dự báo tăng trưởng
2010
 Toàn cầu
-0,8%
3,9%
Mỹ
-2,5
2,7
Khu vực EURO
-3,9
1,0
Trung Quốc
8,7
10,0
Nhật
-5,3
1,7
Ấn Độ
5,6
7,7
Nguồn:  world Economic Outlook, IMF, 10/2009
Để đối phó với các tác động của cuộc khủng hoảng được xem là tồi tệ nhất kể từ Đại suy thoái kinh tế 1929-1933, chính phủ nhiều nước đã thực hiện các biện pháp kích thích kinh tế lớn nhằm thúc đẩy đầu tư, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh, ngăn chặn suy thoái. Tổng cộng số tiền các nước đã sử dụng để kích thích kinh tế là khoảng 10 nghìn tỷ USD. Dưới tác động của của các biện pháp kinh tế đó, gần đây đã xuất hiện một số tín hiệu lac quan. Tốc độ suy giảm của một số nền kinh tế đã chậm lại. Thị trường chứng khoán đã bắt đầu phục hồi. Một số ngành sản xuất có dấu hiệu tăng trưởng.
IMF dự báo kinh tế toàn cầu năm 2010 sẽ tăng trưởng 3,9% cao hơn mức dự báo 3,1% đưa ra tháng 10/2009. Dự báo lạc quan này được đưa ra dựa trên cơ sở số tiền lớn thế giới đã chi ra để kích thích tăng trưởng và sự phục hồi tại các thị trường châu Á.
Mỹ: Kinh tế tăng trưởng mạnh hơn dự báo và dự báo sẽ phục hồi ổn định vào giữa năm 2010. Chỉ số Dow Jone vượt ngưỡng 10.000 điểm tháng 10/2009, lần đầu tiên từ khi xẩy ra khủng hoảng. Tăng trưởng kinh tế quý II/2009 là -1%(tốt hơn nhiều so với mức -6,4% của quý I) và quý III/2009 là 3,5%. Mức dự báo tăng trưởng 1.5% IMF dành cho Mỹ năm 2010 cao gấp đôi so với mức 0,8% đưa ra tháng 7/2009. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ se phụ thuộc vào nhu cầu và sức mua của nước ngoài đối với tài sản của Mỹ và hiệu quả của chương trình cải cách thị trường tài chính. IMF đánh giá cao sự hỗ trợ của Mỹ đối với hệ thống tài chính thông qua các gói kích thích kinh tế, nhưng lưu ý Mỹ cần có chiến lược thu hồi gói kích thích trên diện rộng để tránh nguy cơ thị trường sụp đổ khi kinh tế bắt đầu thoát khỏi vòng suy thoái.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) khẳng định đã có tín hiệu cho thấy khủng hoảng kính tế Mỹ đang qua đi và kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 2%- 3% năm 2010 (IMF dự báo là 2,7%). FED nhận định sự co lại của các hoạt động kinh tế đã bắt đầu giảm bớt, thị trường tài chính đã mạnh hơn và niềm tin của các doanh nghiệp đang tăng lên. Tuy nhiên, kinh tế Mỹ vẫn đối mặt không ít khó khăn, đặc biệt là tỉ lệ thất nghiệp hiện gần 10%. Thị trường nhà đất tiếp tục có biểu hiện xấu do số nhà bị tịch thu gán nợ tăng, giá nhà giảm trong khi sức mua cũng giảm. Tổng mức bán lẻ tại Mỹ hồi phục nền kinh tế còn bị kìm lại. Những tín hiệu trên cho thấy nền kinh tế Mỹ chưa thể phục hồi nhanh chóng.
EU: IMF dành mức báo tăng GDP 2010 là 0,3% cho khu vực đồng Euro. Ủy ban Châu Âu (EC) cho biết kinh tế châu Âu sẽ phục hồi sớm hơn so với các dự báo trước đó và nhấn mạnh nguy cơ về cuộc suy thoái trầm trọng, kéo dài đã giảm rất nhiều. Sự lac quan về kinh tế EU phần nào phản ánh triển vọng sáng sủa ở các nền kinh tế khác trên thế giới, nhất là khu vực châu Á. Nhưng triển vọng kinh tế EU năm 2010 còn chưa chắc chắn, do thất nghiệp tăng đè nặng lên tiêu dùng, trong khi năng lực sản xuất dư thừa và căng thẳng về tín dụng sẽ hạn chế đầu tư. Số liệu mới nhất cho thấy, sau khi trải qua cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng nhất trong vòng mấy chục năm qua, toàn bộ khu vực này vẫn chưa mở ra con đường phục hồi kinh tế toàn diện.
Dự báo 16 thuộc khu vực đồng Euro sẽ không khôi phục tăng trưởng nhẹ trong quý III/2009, cho thấy tình hình kinh tế đã đi vào ổn định. Tuy nhiên cho đến nay, sự ổn định tình hình vẫn phải dựa vào các biện pháp kích thích kinh tế. Những biện pháp kích thích này sẽ dần chấm dứt trong một năm tới. Vẫn chưa rõ đến lúc đó, chi tiêu hộ gia đình và các doanh nghiệp có còn mạnh mẽ không. Các số liệu gần đây nhất chưa thể giải đáp câu hỏi này. Tỷ lệ lạm phát của Anh giảm xuống mốc thấp trong 7 năm qua, do thị trường dự báo Ngân hàng trung ương Anh sẽ vẫn duy trì lãi xuất ở mức thấp hơn, tỷ giá đồng Bảng Anh từng bước suy yếu. Chỉ số giá tiêu dùng Pháp trượt giảm, chứng tỏ các doang nghiệp vẫn thiếu quyền định giá. Chỉ số giá trị sản xuât công nghiệp của Đức, Pháp, Ý (3 nền kinh tế lớn nhất khu vực sử dụng đồng Euro ) mới tăng trưởng nhẹ. Ngành chế tạo suy yếu trong thời gian qua có thể khiến chỉ số này xuống thấp.
Nhật Bản: IMF dành mức dự báo tăng GDP 2010 là 1,7% cho NHật Bản. Nền kinh tế Nhật Bản có những dấu hiệu phục hồi, các hoạt động xuất khẩu đã trở lại. Kinh tế Nhật tăng 0,9% trong quý II/2009 so với quý I, lần đầu tiên sau 4 quý giảm liên tiếp. Hai phần ba số doanh nghiệp lớn của Nhật hy vọng nền kinh tế sẽ phục hồi vào giữa năm tới. Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ) cho rằng kinh tế Nhật Bản bắt đầu phục hồi từ nửa cuối năm 2009 và tỏ ý sẽ rút bỏ một số biện pháp hỗ trợ khẩn cấp. BOJ quyết định giữ mức lãi suất cơ bản 0,1%. BOJ cho rằng đồng Yên mạnh hơn trên thị trường sẽ có ích cho nền kinh tế Nhật về lâu dài, tuy nó khiến cho hàng xuất khẩu của Nhật trở nên đắt hơn trên thế giới. Đồng Yên đã tăng 6,7% so với đô-la Mỹ kể từ tháng 6/2009 tới nay.
Trung Quốc được xem là quốc gia đi đầu đưa nền kinh tế thế giới thoát khỏi suy thoái. IMF dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc tiếp tục tăng tốc. Doanh nghiệp tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước. Doanh số thị trường bán lẻ Trung Quốc tháng 9/2009, GDP của Trung Quốc tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Việc đồng Nhân dân tệ ngừng lên giá so với USD từ tháng 7/2008 tới nay đã hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc. Kim ngach xuất khẩu giảm tháng thứ 11 liên tiếp, nhưng tốc độ giảm đang dần hãm lại.
Những bước tiến của kinh tế Trung Quốc đang hỗ trợ tích cực phục hồi kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ hình thành các bong bóng tài sản gây ra nhiều rủi ro. Một lượng tiền lớn được đổ vào thị trường chứng khoán và nhà đất, tác động tiêu cực tới chất lượng tài sản của các ngân hàng và có thể châm ngòi cho lạm phát.
Xinhgapo có vẻ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất từ trước tới nay sau khi kinh tế tăng ở mức trên 2% quý II/2009, quý tăng trưởng đầu tiên trong vòng một năm qua. Bộ Công thương Xinhgapo nói doanh số dược phẩm và các hoạt động xây dựng đã thúc đẩy kinh tế phát triển. Chính phủ Xinhgapo dự báo kinh tế sẽ suy giảm từ 4-6% mà họ dự báo trước đây. Bất chấp mức tăng trưởng kinh tế trong quý II, chính phủ vẫn thận trọng vì sự hồi phục nền kinh tế toàn cầu còn mong manh.
Dánh giá chung về triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu
Mặc dù có một số dấu hiệu phục hồi trong một số nền kinh tế, song các dấu hiệu đó chưa thật vững chắc. Sự phục hổi kinh tế thế giới chậm chạp do các nguyên nhân chính sau:
-   Tiêu dùng, động lực chính của sản xuất, vẫn chưa tăng mạnh do niềm tin của người tiêu dùng vẫn còn thấp
- Ngành ngân hàng thế giới phải chịu khoản thâm hụt hàng nghìn tỷ USD
-   Tín dụng vẫn bị thắt chặt
- Tỷ lệ thất nghiệp tại nhiều nước vẫn rất cao.
- Số tiền khổng lồ các chính phủ đã chi tiêu để kich thích kinh tế có thể sẽ gây ra mất cân đối vĩ mô và lạm phát tại nhiều quốc gia.
- Thách thức lớn của các nhà hoạch định chính sách trên thế giới là xác định đúng thời điểm tăng lãi xuất trở lại và thu hồi lại những khoản vay khẩn cấp đã bơm cho các ngân hàng trong thời gian khủng hoảng. việc dừng quá sớm các biện pháp hỗ trợ có thể tạo ra một mối đe dọa đối với sự phục hồi. Song việc chậm trễ có thể dẫn tới sự hình thành của bong bóng tài sản ở những nền kinh tế mới nổi có tốc độ tăng trưởng cao hơn.
Dự báo tác động đến Việt Nam
Sự phục hồi của Việt Nam, một nền kinh tế có độ mở khá lớn và mức độ hội nhập khá sâu rộng vào kinh tế thế giới, sẽ phụ thuộc nhiều vào triển vọng phục hồi kinh tế toàn cấu. Với dự báo kinh tế toàn cầu. Với dự báo kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi trong năm 2010 dù tuơng đối chậm, dự kiến kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng cao hơn vào năm 2010
1.2. Dự báo khả năng hồi phục của luồng vốn FDI toàn cầu
Theo đánh giá của UNCTAD ( Hội nghị Thương mại và Phát triển Liên hiệp quốc), khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng tồi tệ đến kế hoạch FDI của năm 2009 của các công ty xuyên quốc gia (TNC) – một nhân tố quan trọng của FDI toàn cầu. Cuộc khủng hoảng đã khiến FDI của các công ty này giảm 2/3 trong năm nay, do tín dụng bị siết chặt và lợi nhuận công ty giảm. Trong bối cảnh nêu trên, các TNC lớn dự định giảm chi phí FDI của họ trong năm 2009; 58% trong tổng số 241 TNC được hỏi ý kiến nói rằng họ dự định giảm đầu tư nước ngoài trong năm 2009 ( World Investment Report 2009, UNCTAD).
Kết quả là quý I/2009, FDI toàn cầu giảm 54%. Tính chung cả năm 2009, giới đầu tư toàn cầu dự kiến sẽ thu hẹp hoạt động gần 30%. Do đó, FDI toàn cầu năm 2009 dự kiến sụt giảm chỉ còn lại 1.200 tỷ USD so với kỷ lục trên 1.900 tỷ USD của năm 2007 và 1.400 tỷ USD của năm 2008.
Tuy nhiên, UNCTAD dự báo FDI sẽ phục hồi chậm vào năm 2010, sau đó sẽ tăng mạnh vào năm 2011, do các TNC sẽ chỉ bắt đầu đầu tư trở lại vào năm 2010 và tăng mạnh đầu tư vào năm 2011. Chiều hướng tiến tới quốc tế hóa nhờ các TNC được đánh giá bằng sản xuất, việc làm, đầu tư và bán hàng ra nước ngoài, sẽ tạo chất xúc tác cho sự phục hồi hoàn toàn FDI vào năm 2011. 50% số TNC được hỏi ý kiến nói rằng chi phí FDI của họ trong năm 2011 sẽ vượt mức năm 2008. Các nghành công nghiệp ít có tác động đến chu kỳ kinh doanh và đang hoạt động tại các thị trường có lương tiêu thụ ổn định, chẳng hạn như nông nghiệp, có thể trở thành động lực cho đợt bùng nổ FDI tiếp theo.
Bảng 14: Luồng vốn FDI toàn cầu
Năm
Luồng vốn FDI toàn cầu (tỷ USD)
2007
1.979
2008
1.697
2009
1.200
2010 ( dự báo)
1.400
2011 (dự báo)
1.800
Nguồn:  UNCTAD, World Investment Report 2009 ( 7/2009)
Việc phục hồi dòng vốn FDI sẽ diễn ra khá chậm chạp và có thể sẽ chỉ đạt 1.400 tỷ USD trong năm 2010. Nhưng sự hồi phục này sẽ mạnh hơn vào năm 2011, khi dòng vốn đầu tư ước tính sẽ đạt khoảng 1.800 tỷ USD, tương đương mức của năm 2008. UNCTAD nhận định Mỹ cùng Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Nga có khả năng sẽ dẫn đầu việc phục hồi vốn FDI trong tương lai.
Dự báo tác động đến Việt Nam        
 Việt Nam rất coi trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Luồng vốn FDI những năm gần đây chiếm khoảng 20%-30% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Do đó, việc phục hồi dòng vốn FDI trong năm 2010, tuy chưa thật mạnh mẽ, song sẽ có tác động tích cực đến Việt Nam. Nước ta hiện đang là một trong những địa điểm hấp dẫn thu hút FDI ở khu vực và trên thế giới, do có tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao, ổn định chính trị khá tốt và mức độ ưu đãi đầu tư khá lớn.
  1.3 Dự báo khả năng hồi phục cầu thế giới
  Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, thương mại toàn cầu được xem là một thước đo mức cầu thế giới. Khi kinh tế toàn cầu tăng trưởng, nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của các quốc gia tăng cao, kéo theo thương mại toàn cầu phát triển. Ngược lại, kinh tế toàn cầu suy thoái dẫn đến thương mại toàn cầu sụt giảm do nhu cầu tiêu dùng và sản xuất đều giảm.
Tình hình năm 2009
Thực tế cho thấy một trong những lĩnh vực bị tác động mạnh của khủng hoảng kinh tế hiện nay là thương mại quốc tế. IMF dự báo thương mại toàn cầu năm 2009 sẽ giảm 11,9% so với năm 2008 ( xem bảng 13). Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đưa ra dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu năm 2009 là -10%
Bảng 15: dự báo tăn trưởng thương mại thế giới
Lĩnh vực
Dự báo năm 2009(%)
Dự báo năm
2010 (%)
Tổng thương mại toàn cầu
-11,9
2,5
Xuất khẩu
- Các nước phát triển
-13,6
2,0
- Các nền kinh tê đang phát triển và mới nổi
-7,2
3,6
Nhập khẩu
- Các nước phát triển
-13,7
1,2
- Các nước kinh tế đang phát triển và mới nổi
-9,5
4,6
Nguồn:  IMF, world Economic Outlook, 10/2009
Trong đó, hoạt động thương mại của nhóm các nước công nghiệp phát triển chụi tác động rất lớn của suy thoái kinh tế thế giới. Xuấ khẩu của nhóm này dự kiến sẽ giảm 13,6% trong khi nhập khẩu sẽ giảm 13,7% trong năm 2009. Đối với các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi, ảnh hưởng tiêu cực của suy thoái kinh tế toàn cầu tới thương mại tuy có nhẹ hơn, song không phải là không đáng kể. Dự báo năm 2009, xuất khẩu của nhóm nước này sẽ giảm 7,2%, trong khi nhập khẩu sẽ giảm 9,5% so với năm 2008. Như vậy, nhu cầu nhập khẩu của các nước công nghiệp phát triển và các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi đều giảm rất mạnh măn 2009.
 Triển vọng năm 2010
Sang năm 2010, khi nền kinh tế toàn cầu có khả năng hồi phục, với mức tăng trưởng được IMF dự báo là 3,1%, thương mại toàn cầu cũng sẽ hồi phục chậm so với mức tăng dự kiến là 2,5%. Dự kiến xuất khẩu năm 2010 của các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi (trong đó có Việt Nam ) sẽ tăng trưởng 3,6%, còn của các nước công nghiệp phát triển dự kiến tăng 2,0%. Nhu cầu nhập khẩu toàn cầu năm 2010 cũng sẽ phục hồi nhẹ. Dự kiến, nhu cầu nhập khẩu của các nước công nghiệp phát triển sẽ tăng 1,2%, còn nhu cầu nhập khẩu của các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi sẽ tăng 4,6%. 
Dự báo tác động đến Việt Nam
Việt Nam là nền kinh tế có tốc độ mở cao. Năm 2008, tỷ lệ xuất khẩu và nhập khẩu trên GDP tương ứng là 70% và 90%. Xuất khẩu trở thành một trong những động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế của nước ta. Do vậy, sự phục hồi dự kiến của nhu cầu nhập khẩu toàn cầu sẽ có tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam năm 2010. Tuy nhiên, do mức độ phục hồi cầu thế giới năm 2010 dự kiến sẽ không lớn, do đó xuất khẩ 2010 của Việt Nam chưa có khả năng tăng mạnh trở lại.
2. Dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2010
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã phục hồi rõ rệt, tốc độ tăng trưởng năm 2009 đạt 5,32% bất chấp sự phục hồi của nền kinh tế thế giới vẫn còn khá khiêm tốn và kim ngạch xuất khẩu của nước ta hiện đang tăng trưởng âm. Thành quả này là do hai nguyên nhân chính: Thứ nhất, các chính sách kích cầu đã được thực thi kịp thời và có hiệu quả. Thứ hai, một số nền tảng cơ bản của nền kinh tế nước ta thực sự vững mạnh mà biểu hiện rõ rệt nhất là tốc độ tăng trưởng của nhu cầu trong nước chỉ suy giảm nhẹ trong giai đoạn vừa qua. Chính vì vậy, cùng với xu thế phục hồi của nền kinh tế thế giới hiện nay, khả năng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2010 đạt từ 6,0-7,0% là khả thi. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất của nền kinh tế Việt Nam nằm ở các nguy cơ mất cân đối vĩ mô.
Trong các phân tích dưới đây, báo cáo sẽ phân tích về 2 kịch bản tăng trưởng của nền kinh tế. Kịch bản thứ nhất là khả năng tăng trưởng kinh tế đạt thấp, khoảng 6,0-6,5% nhưng lạm phát thấp, các cân đối vĩ mô được đảm bảo. Đây được xem là kịch bản cơ sỏ, nhiều khả năng xảy ra và được khuyến khích lựa chọn. Kịch bản thứ hai, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2010 đạt từ 7% trở lên; cho phép chỉ tiêu tăng trưởng GDP của kế hoạch 2006-2010 đạt 7%. Nhưng trong kịch bản này, lạm phát có nhiều khả năng ở mức 2 con số, thâm hụt cán cân thương mại, cán cân vãng lai khá cao.
 Để làm rõ các nội dung phân tích trong các kịch bản này, trước hết báo cáo sẽ đánh giá các quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng GDP với nạm phát, thâm hụt cán cân thương mại và cán cân vãng lai của Việt Nam trong giai đoạn 1990-2008.
2.1 Tăng trưởng kinh tế và cân đối vĩ mô
2.1.1 Quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát
Quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát ở Việt Nam đã được nhiều nhà kinh tế nghiên cứu do đây là hai biến số quan trọng nhất của nền kinh tế vĩ mô. Các nghiên cứu và thực tế quá trình phát triển vừa qua đã cho thấy lạm phát ở Việt Nam có nguyên nhân từ phía cầu, nghĩa là nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất tăng cao sẽ kéo theo hiện tượng tăng giá, tức là xảy ra lạm phát.
Bảng 16: Tốc độ tăng trưởng GDP các thành phần của tổng cầu và chỉ số giá tiêu dùng CPI giai đoạn 1995-2009, %
Tăng trưởng GDP
Tăng trưởng tổng
cầu
Tổng
tiêu dùng
tích
lũy vốn
Chỉ số CPI so với tháng 12 năm trước
2000
6,8
5,2
10,1
3,2
-0,6
2001
6,9
6,5
10,8
4,7
0,8
2002
7,1
9,0
12,7
7,9
3,0
2003
7,3
9,2
11,9
7,9
3,0
2004
7,8
8,3
10,5
7,2
9,5
2005
8,4
8,6
11,2
7,3
8,4
2006
8,2
9,5
11,8
8,4
6,6
2007
8,2
16,2
26,8
10,6
12,6
2008
6,2
8,0
6,3
9,0
19,9
2009
Ước
5,3
4,2
4,2
4,3
6,52
Nguồn: Tính toán của các tác giả từ các Niên giám thống kê 1995, 2000, 2005, 2008 và các ước thực hiện năm 2009 của Tổng cục thống kê.
Các nghiên cứu kinh tế lượng dựa trên lý thuyết về đường cong phillips tuyến tính theo tần suất quý trong khuôn khổ Dự án EVT2 – Bộ Kế Hoạch và Đầu tư đã cho thấy yếu tố “cầu kéo” là yếu tố tác động mạnh nhất đến lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000-2008. Các tác động của yếu tố cầu đối với lạm phát có độ trễ từ 1 đến 3 quý. Việc ước lượng thành công mô hình đường cong phillips này đã khẳng định tăng trưởng được coi là một nguyên nhân của lạm phát ở Việt Nam. GS. Sang Woo Nam – Viện phát triển Hàn Quốc (KDI) đã ước lượng thành công mô hình Đường cong phillips theo số liệu năm cho thấy kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990-2006. Kết quả cho thấy nếu tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm 1% sẽ khiến chỉ số giảm phát tiêu dùng tư nhân tăng ở mức bền vững 1%, chỉ số giàm phát công nghiệp tăng 2%. Tương tự, nếu tăng trưởng GDP tăng them 1% sẽ làm giảm chỉ số giảm phát GDP tăng 0,22%.
Quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát ở Việt Nam cũng được xác nhận bằng các kiểm định quan hệ nhân quả Granger giai đoạn 1990-2008. Kêt quả cho thấy tồn tại quan hệ nhân quả theo chiều từ tăng trưởng đến lạm phát.
Phân tích sâu hơn về quan hệ giữa các biến số tăng trưởng, lạm phát và cung tiền ở Việt Nam cho thấy tăng trưởng kinh tế luôn đi kèm với tăng trưởng cung tiền, tín dụng, điển hình là năm 2007.
Trong khi đó, tăng trưởng cung tiền, tín dụng cũng là nguyên nhân quan trọng của hiên tượng lạm phát. Trong khuôn khổ Dự án ETV2 Kế hoạch và Đầu tư, quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và lạm phát cũng được nhóm nghiên cứu khảo sát bằng mô hình tiền tệ truyền thống dạng tuyến tính với số liệu quý. Kết quả cho thấy tăng trưởng tín dụng tác động mạnh đến lạm phát với độ trễ từ quý 2-3 quý.
Phân tích quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng cung tiền, tín dụng và lạm phát theo phương pháp Granger cho giai đoạn 1990-2008 đã cho thấy chiều từ tăng trưởng tiền tệ đến lạm phát là rất mạnh.

Đồ thị 9: Quan hệ giữa tăng trưởng cung tiền, tín dụng và lạm phát, %
Nguồn: Tính toán từ các tác giả
Số liệu trong đồ thị 9 minh họa cho các phân tích ở trên. Riêng các năm 1999-2000 và 2008 quan hệ giữa cung và lạm phát không theo quy luật này là do: (i) Giai đoạn 1999-2000, kinh tế việt Nam đã rơi vào tình trạng thiểu trì trệ cho dù tôc độ tăng cung tiền giai đoạn này là khá cao, (ii) Năm 2008, tốc độ tăng trưởng cung tiền đã phải giảm mạnh nhằm kìm chế lạm phát tăng cao kể từ quý IV của năm 2007.
Năm 2009, theo số liệu thống kê sơ bộ của Ngân hàng Nhà nước, tốc độ tăng trưởng cung tiền và tín dụng đạt gần 28,7% và 37,7% so với cuối năm 2008, nghĩa là tương đương tốc độ tăng trưởng tín dụng các năm 2007 và 2008. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2009 đạt 5,32%; tương đương 80% tăng trưởng của năm 2008 và 60% tăng trưởng của năm 2007. Như vậy, tăng trưởng cung tiền và tín dụng năm 2009 có thể xem là rất cao. Hệ quả của việc tăng trưởng tín dụng cao này đã phần nào tác động đến lạm phát. Theo công bố của tổng cục thống kê, chỉ số giá tiêu dùng CPI năm 2009 so với tháng 12 năm 2008 tăng 6,52%.
So sánh tốc độ tăng trưởng GDP va chỉ số giá tiêu dùng CPI năm 2009 với các năm trước trong bảng 16, đặc biệt là các năm có tốc độ tăng trưởng GDP tương đương cho phép nhận định lạm phát năm 2009 là cao. Điều này chưa tính đến việc chỉ số giá tiêu dùng CPI những tháng đầu năm 2009 tăng rất thấp, trái quy luật hàng năm là tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán.
Như vậy, các chính sách thúc đấy tăng trưởng kinh tế dựa trên gia tăng cung tiền, tín dụng của Việt Nam hiện đang tiềm ẩn nguy cơ lạm phát. Tăng trưởng kinh tế có thể dẫn đến lạm phát tăng cao.
          2.1.2. Quan hệ tăng trưởng và thâm hụt cán cân thương mại, cán cân vẵng lai.
Động lực thúc đẩy tăng trưởng quan trọng của kinh tế nước ta là huy động vốn đầu tư phát triển. Nhưng tỷ lệ đầu tư hiện đã cao hơn nhiều tỷ lệ tiết kiệm. So sánh chênh lệnh giữa tỷ lệ tiết kiệm và tích lũy vốn trên GDP của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới có thể thấy mức độ chênh lệnh của Việt Nam là quá lớn, tiềm ẩn nhiều bất ổn vĩ mô. Kinh nghiệm của thế giới cho thấy mức độ chênh lệnh giữa tỷ lệ tiết kiệm và tích lũy vốn trên GDP chi nên trong khoảng 4-5% GDP.
Các tính toán của nhóm nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao như các năm 1994-1996 và 2005-2007 thì mức độ chệnh lệch tỷ lệ tiết kiệm và tích lũy vốn trên GDP lại tăng cao hơn nữa. Riêng năm 2008, tăng trưởng kinh tế đạt 6,2% nhưng chênh lệch tiết kiệm và đầu tư vẫn tăng rất cao là do nhập khẩu đã tăng mạnh. Điều này khẳng định phương thức tăng trưởng nhờ huy động đầu tư của Việt Nam sẽ luôn đòi hỏi nhập khẩu lớn và gây ra các rủi ro mất cân đối vĩ mô.
Bảng 17: So sánh mức độ chênh lệch giữa tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư trên GDP giữa Việt Nam và một số nước, %
1990
1995
2000
2005
2008
Việt Nam *)
-11,46
-8,94
-2,49
-5,26
-14,54
Hồng Kông
8,64
-4,45
4,44
12,43
10,92
Hàn Quốc
-0,20
-1,14
2,91
3,12
`1,44
Xinhgapo
6,50
14,81
13,61
28,22
27,39
Đài Loan
4,85
1,61
2,19
4,23
7,46
Trung Quốc
-0,91
-2,34
2,88
4,02
4,39
Inđônêxia
1,54
-1,33
9,57
2,45
3,34
Malaixia
2,04
-3,93
19,21
22,83
20,26
Philippin
-5,46
-7,92
-3,87
6,44
5,65
Thái Lan
-7,32
-5,16
9,71
-0,38
7,10
Ấn Độ
-3,86
-0,13
-0,66
-3,35
-3,95
 Nguồn: Số liệu Việt Nam: Tính toán từ Niên giám thống kê 2000, 2005, 2008. Số liệu các nước: tính toán từ dữ liệu của Ngân hàng phát triển Châu Á ( ADB) đến năm 2008.
Do sự chênh lệch lớn và thường xuyên giữa tiết kiệm và tích lũy vốn nên cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam luôn bị thâm hụt. Trong giai đoạn 1995-2008, các dòng vốn bên ngoài như kiều hối, tiền gửi của lao động làm thuê nước ngoài, vốn vay ODA, vốn FDI và vốn FII đang bù đắp được sự thâm hụt của cán cân vãng lai nên Việt Nam vẫn duy trì được cân đối của cán cân thanh toán, ổn định đượ tir giá tiền đồng so với USD.


 Đồ thị 10: Tỉ lệ tiết kiệm và tích lũy vốn trên GDP theo giá hiện hành và tốc độ tăng trưởng GDP
 
 Nguồn: Tính toán từ các niên giám thống kê 2000,2005,2008
Bảng 18: Cán cân vãng lai và cán cân thanh toán
Giai đoạn 2005-2008
2005
2006
2007
2008
Ước
2009
DB
Cán cân vãng lai
-560
-164
-6.992
-9.238
-6.500
Cán cân vốn
3.087
3.088
17.540
9.175
7.300
Cán cân thanh toán
2.131
4.322
10.199
-162
-1.900
          Nguồn:  quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và dự báo của Ngân hàng nhà nước
Tuy nhiên, các nhà báo của Ngân hàng Nhà nước về tình hình cán cân thanh toán năm 2009 cho thấy Việt Nam đang phải nỗ lực đàm phán cới các tổ chức tài chính quốc tế để bổ sung nguồn ngoại tệ cho quốc gia nhu vay 500 triệu USD từ Quỹ hỗ trợ chống khủng hoảng theo chu kỳ ( CFS) của ADB; vay chính phủ Nhật Bản 500 triệu USD và trong 3 năm tới sẽ vay ưu đãi bình quân mỗi năm 1 tỷ USD, Tại Hội nghị thường niên với Ngân hàng Thế Giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Việt Nam cũng đã được các tổ chức này đồng ý thu xếp nguồn vốn vay 1 tỷ USD hỗ trợ khắc phục khủng hoảng, trong đó 500 triệu USD được giải ngân trong năm 2009.

Đồ thị 11: Quan hệ giữa tăng trưởng sản xuất công nghiệp với nhu cầu nhập khẩu
Nguồn: Tính từ tác giả
          Nguyên nhân cơ bản của tình trạng này vẫn là do Việt Nam bị thâm hụt thương mại rất cao. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 2009 thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam ở mức gần 12,25 tỉ USD, tương đương hơn 21,6% kim ngạch xuất khẩu ( năm 2008 là 28,5). Tình trạng thâm hụt thương mại cao không chỉ do xuất khẩu suy giảm mà chủ yếu là nhập khẩu bắt đầu tăng trở lại song song với sự hồi phục của nền kinh tế ( biến số đại diện là giá trị sản xuất công nghiệp theo giá cố định 1994 đã đạt tốc độ tăng trưởng dương ). Để minh họa cho phân tích này, báo cáo đã so sánh giữa tốc độ tăng cùng kì năm trước của giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá 94 lũy kế và tốc độ tăng cùng kỳ năm trước của kim ngạch nhập khẩu lũy kế đã loại bỏ yếu tố giá giai đoạn từ 1/2008 đến tháng 10/2009.
Điểm cần nhấn mạnh ở đây là việc tỷ giá VND/USD tăng lên-hậu quả thâm hụt thương mại cao sẽ làm tăng chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp, dẫn đến tình trạng lạm phát do “chi phí đẩy”. Để tránh giá tác động của chính sách phá giá đồng nội tệ đối với lạm phát, báo cáo vận dụng mô hình kinh tế lượng vĩ mô được xây dựng trong khuôn khổ dự án hợp tác giữa Tổng Cục Thống Kê (GSO) – Bộ kế hoạch và Đầu tư và Viện nghiên cứu Kinh tế và Thống kê Cộng hòa Pháp (INSEE).
 Mô phỏng giả định tỉ giá hối đoái VND và USD sẽ được phát giá 1%. Khi đó, giá nhập khẩu cáo hơn đã làm tăng chi phí đầu vào cho sản xuất cũng như giá tiêu dùng của nền kinh tế, nề kinh tế sẽ chịu một cú sốc cung tiêu cực, giá cả sẽ tăng do chi phí đẩy. Đồ thị trên cho thấy giá nhập khẩu tăng mạnh trong ngắn hạn, đạt xấp xỉ 1%. Do nhiều nguyên liệu đầu vào cho sản xuất ở nước ta được nhập khẩu nên giá sản xuất tăng 0,6%. Kết quả là chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 0,65% do giá nội địa và giá nhập khẩu đều tăng. Như vậy, tác động của việc phá giá đồng nội tệ không chỉ làm giá nhập khẩu tăng mà còn dẫn đến hầu hết các loại giá tăng xấp xỉ 1%, tức là gần bằng mức giá đồng nội tệ (1%). Tốc độ tăng của các chỉ số sẽ đạt mức tăng 1%, tương đương tốc độ phá giá VND/USD sau 5 năm.
Tóm lại, bằng việc xem xét các quan hệ giữa tăng trưởng các cân đối vĩ mô, nhóm nghiên cứu nhận định rằng việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh kinh tế thế giới chưa phục hồi rõ rệt và quan trọng hơn hết là trong năm 2010 Chính phủ chưa thể điểu chỉnh và khắc phục triệt để một số tồn tại trong cơ cấu kinh tế có thể dẫn đến các mất cân đối vĩ mô, cụ thể đó là lạm phát và thâm hụt cán cân thương mại, thâm hụt cán cân vãng lai và có thể thâm hụt cán cân thanh toán.
2.2 Các kịch bản dự báo
Căn cứ vào các phân tích và dự báo về nền kinh tế thế giới ở trên, nhóm nghiên cứu phác họa 02 kịch bản về triển vọng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam năm 2010. Các kịch bản này dựa trên hai giả định quan trọng là: (i) Khả năng phục hồi của nền kinh tế thế giới và (ii) Mức độ huy động vốn đầu tư phát triển của nền kinh tế. Các kịch bản được thiết kế dựa trên hai giả định như vậy là do xuất khẩu và vốn đầu tư đang là các đông lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Nội dung của kịch bản được trình bày dưới đây.
2.2.1 Kịch bản cơ sở
 a. Tăng trưởng và huy động vốn đầu tư phát triển
 Theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê, tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội năm 2009 đạt 704,2 nghìn tỷ đồng, tăng 15,3% so với năm 2008. Tỷ lệ đầu tư trên GDP của Việt Nam năm 2009 ước đạt trên 42,8%. Tác động của gói kích cầu đã làm tăng cả đầu tư của khu vực Nhà nước (40,5%) và khu vực tư nhân (13,9%). Như vậy, kể từ năm 2004 đến nay, tỷ lệ đầu tư trên GDP đã luôn đạt trên 40%, một tỷ lệ rất cao so với nhiều nước trên thế giới. Trong năm 2010, tỷ lệ vốn đầu tư phát triển trên GDP có thể được duy trì ở mức cao bởi ba lý do chính sau:
- Giá dầu thô đang có su hướng tăng trở lạido kinh tế thế giới đang phục hồi. Một số tổ chức quốc tế dự báo giá dầu thô có thể lên mức 80-90$/thùng vào cuối năm 2010. Khi đó, nguồn thu ngân sách từ xuất khẩu dầu thô sẽ được cải thiện đáng kể, tạo điều kiện cho Chính phủ tăng chi đầu tư công.
- Hiện nay, Chính phủ duy trì chính sách trợ cấp lãi suất vay vốn trung và dài hạn để tiếp tục tạo ra một nguồn tín dụng rẻ và dồi dào cho các doanh nghiệp, thúc đẩy đầu tư từ khu vực này.
- Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo vốn FDI thực hiện năm 2010 có thể tăng 10% so với năm 2009.
Tuy nhiên, như báo cáo đã phân tích ở trên, việc duy trì tỷ lệ đầu tư trên GDP quá cao trong một thời gian dài sẽ gây ra các bất ổn định kinh tế vĩ mô như lạm phát, thâm hụt cán cân vãng lai. Do đó, với mục tiêu đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô nhằm tạo tiền đề cho phát triển bền vững trong dài hạn, tỷ lệ đầu tư trên GDP năm 2010 chỉ nên duy trì ở mức 40%. Như vậy, tổng vốn đầu tư phát triển được dự báo tăng khoảng 8% so với năm 2009.
Với tỷ lệ đầu tư phát triển trên GDP đạt 40%, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2010 được dự báo đạt khoảng 6,0-6,5%. Như vậy, hệ số ICOR năm 2010 sẽ vào khoảng 6.15: tuy vẫn cao hơn ICOR của giai đoạn 2000-2007 nhưng đã giảm xuống nhiều so với năm 2009, ước khoảng 8,12.
b. Xuất nhập khẩu và cán cân thương mại
* Dự báo kim ngạch xuất khẩu:
Tương tự như vốn đầu tư phát triển, xuất khẩu cũng là một động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế nước ta. Tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu năm 2009 là -9,7%. Nguyên nhân cơ bản của sự suy giảm này là do kinh tế thê giới rơi vào khủng hoảng, nhu cầu nhập khẩu của hầu hết các thị trường xuất khẩu chính của nước ta giảm mạnh. Bên cạnh đó, giá nhiều mặt hàng xuất khẩu cũng giảm mạnh, dẫn đến kim ngạch xuất khẩu giảm.
 Các dự báo về triển vọng kinh tế thế giới năm 2010 của các tổ chức quốc tế cho thấy kinh tế thế giới đang hồi phục, đăc biệt là khu vực Châu Á. Chính vì vậy, khả năng kim ngạch xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2009- tăng trưởng dương- là khả thi. Do không đủ các nguồi số liệu về kim ngạch xuất khẩu theo thị trường và sản phẩm để dự báo được kim ngạch xuất khẩu nên trong kịch bản này, báo cáo sử dụng kết quả ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Kết quả cho thấy kim ngạch xuất khẩu năm 2010 được dự báo tăng 6% đạt 60,0 tỉ USD
* Dự báo kim ngạch xuất khẩu và thâm hụt cán cân thương mại:
Như trên đã phân tích, chính sách thúc đẩy tăng trưởng dựa vào huy động vốn đầu tư phát triển đã đư đến tình trang gia tăng nhập khẩu, gây thâm htj cán cân thương mại nặng nề. Do đó, trong bối cảnh tăng trưởng của xuất khẩu vẫn còn khiêm tốn như đã dự báo ở trên, việc duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 6,5% và tỷ lệ đầu tư trên GDP ở mức 40% sẽ hạn chế tình trạng nhập khẩu, giúp cán cân thương mại ổn định hơn.
GS. Sang woo Nan – Viện Phát triển Hàn Quốc (KDI) đã ước lượng quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng GDP với tốc độ tăng của kim ngạch nhập khẩu của kinh tế Việt Nam. Kết quả cho thấy giữa tốc độ tăng trưởng GDP và tốc độ tăng đầu tư với tốc độ tăng nhập khẩu có quan hệ tỷ lệ là 1:1,95 và 1:0,7. Do đó, nếu tôc độ tăng trưởng GDP đạt 6,0-6,5% như đã phân tích ở trên thì tốc độ tăng nhập khẩu sẽ khoảng 13%. Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2010 sẽ đạt 77,8 tỷ đô la. Cán cân thương mại sẽ thâm hụt khoảng 17,8 tỷ USD, tương đương gần 16,5% GDP hoặc tương đương 30,0% kim ngạch xuất khẩu. Đây cũng là mức thâm hụt thương mại cao.
Tuy nhiên, Việt Nam đang nhận được nhiều dòng vốn vào như kều hối (khoảng 7,0 tỉ USD), vốn vay ODA (khoảng 3,9 tỉ USD) và vốn FDI (khoảng 8-10 tỉ USD) nên mức thâm hụt thương mại dự báo ở trên có thể được bù đắp và không gây ra thâm hụy cán cân thanh toán, hạn chế nguy cơ dẫn đến các bất ổn vĩ mô như giảm giá đồng nội tệ, lạm phát. Tỉ giá hối đoái VND/USD được dự báo khoảng 19.700 đồng, tương đương mức mất giá từ 3-5%.
c. Chỉ số giá tiêu dùng CPI
Như trên đã phân tích, tăng trưởng kinh tế là một trong những nguyên nhân đưa đến lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn gần đây. Hơn nữa, CHính phủ đang thực thi các chính sách kích cầu nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế đã thúc đẩy tăng trưởng cung tiền và tín dụng đã ở mức cao (28,7% và 37,7%). Do tác động của tăng cung tiền, tín dụng đến lạm phát thường có độ trễ từ 3-4 quý nên khả năng lạm phát tăng mạnh trở lại  trong năm  2010 cần được tính đến. Bên cạnh đó, một số nhân tố có thể tác động tiêu cực đến lạm phát là: (i) Việc chấm dứt chính sách trợ cấp lãi suất vay vốn sẽ làm tăng chi phí của các doanh nghiệp, dẫn đến tăng giá thành sản phẩm, tác động tiêu cực đến giá cả tiêu dùng; (ii) Sự phục hồi của kinh tế thế giới có thể đưa đến tình trạng tăng giá một số nguyên nhiên vật liệu và hàng hóa tiêu dùng như lo ngại của nhiều tổ chức quốc tê; (iii) Mức lương tối thiếu dự kiến sẽ tăng khoảng 10 – 15
% trong năm 2010.
Sự dụng các mô hình kinh tế lượng với một số giả định khác nhau về tốc độ tăng trưởng GDP, tốc độ tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng cung tiền M2 đã cho thấy chỉ số giá tiêu dùng được dự báo là 8%.
Tóm lại, các kết quả dự báo năm 2010 của kịch bản cơ sở cho thấy việc duy trì tốc độ tăng trưởng 6,0 – 6,5% sẽ cho phép hạn chế các nguy cơ mất cân đối vĩ mô, thâm hụt thương mại gần 16,5% GDP và lạm phát dưới 2 con số, vào khoảng 8%
2.2.2. Kịch bản tăng trưởng cao.
Đây là kịch bản được thiết kế dựa trên quan điểm chính phủ sẽ thực thi các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế để tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2006 – 2010 đạt 7%. Nhằm đạt được mục tiêu này, tốc độ phát triển năm 2010 – năm cuối cùng của kỳ kế hoạch 2006 – 2010 – cần phải đạt thấp nhất là 7%.
Như đã phân tích trong Kịch bản cơ sở, với các chính sách kích cầu như trợ cấp lãi suất vay vốn và gia tăng đầu tư công, Chính phủ có thể duy trì tỷ lệ vốn đầu tư phát triển trên GDP năm 2010 đạt 42% trở lên, từ đó thúc đẩy tăng trưởng GDP đạt 7% hoặc hơn. Tổng vốn đầu tư phát triển theo kịch bản này được dự báo tăng 20% so với năm 2009.
Tuy nhiên, nền kinh tế sẽ bị thâm hụt tài khoản vãng lai nặng nề và lạm phát ở mức 2 con số. Các lập luận cụ thể được trình bày như sau:
a)    Nguy cơ thâm hụt cán cân thương mại, tài khoản vãng lai và cán cân thanh toán.
Do sự phục hồi của kinh tế thế giới còn chậm chạp nên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2010 đạt 60 tỉ USD như đã được dự báo ở trên. Trong khi đó, tăng trưởng của nhập khẩu có quan hệ chặt chẽ với tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ vốn đầu tư phát triển trên GDP. Do đó, việc gia tăng huy động vốn đầu tư phát triển nhằm thúc đẩy tăng trưởng tất yếu sẽ dẫn đến gia tăng nhập khẩu và thâm hụt thương mại.
Các tính toán của nhóm nghiên cứu cho thấy nếu tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7% hoặc hơn đạt tỷ lệ vốn đầu tư phát triển trên GDP đạt 42% trở lên thì tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu năm 2010 được dự báo đạt 83 tỷ USD. Khi đó, thâm hụt thương mại là 23 tỷ USD, tương đương 24% GDP hoặc tương đương 38,3% kim ngạch xuẩt khẩu. Đây là một mức thâm hụt thương mại rất cao. Trong khi đó lượng kiều hối và tiền của người lao động làm thuê ở nước ngoài gửi về Việt Nam năm 2010 sẽ không thể đạt mức 8 tỷ USD như các năm trước do kinh tế thế giới vẫn còn rất khó khăn (năm 2009, lượng kiều hối đạt 6,8 tỷ USD). Ngoài ra, khoản mục thu nhập từ đầu tư trong tài khoản vãng lai của Việt Nam thường có mức âm trên 2 tỷ USD do các doanh nghiệp FDI đang chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Do đó, tài khoản vãng lai được dự báo thâm hụt 18 tỷ USD, tương đương 19% GDP.
Trong năm 2009, cân đối ngoại hối của Việt Nam đã hết sức căng thẳng, Ngân hàng Nhà nước đã liên tiếp can thiệp vào thị trường ngoại hối để ổn định thị trường như tỷ giá hối đoái VND/USD năm 2009 đã tăng 9,17% so với năm 2008. Dự trữ ngoại hối cũng giảm mạnh từ mức 23 tỷ USD cuối năm 2008 xuống 16 tỷ USD cuối năm 2009. Như vậy, với mức thâm hụt của cán cân vãng lai năm 2010 như đã dự báo trong kịch bản này thì khả năng cán cân thanh toán của Việt Nam trong năm 2010 tiếp tục bị thâm hụt là hoàn toàn có thể xẩy ra. Mức độ của sự thâm hụt này phụ thuộc rất lớn vào khả năng bù đắp của vốn FDI và ODA giải ngân.
Khi đó, thị trường ngoại hối sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong cân đối cung cầu ngoại tệ, tỷ giá đối hoái trong VND/USD sẽ biến động mạnh. Tốc độ mất giá của VND sẽ khoảng 10 – 15%, tương đương với mức 21.520 VND đổi 1 USD.
b)    Nguy cơ tái lạm phát.
Như trên đã phân tích, lạm phát ở Việt Nam có nguyên nhân từ tăng trưởng do các động lực thúc đẩy tăng trưởng mang tính chất chiều rộng hơn là chiều sâu. Nguy cơ tái lạm phát trong năm 2010 sẽ chủ yếu do các nguyên nhân sau:
- Tăng trưởng tín dụng ở mức cao: Chính sách hỗ trợ lãi suất đang tạo ra một nguồn tín dụng rẻ, dồi dào cho các doanh nghiệp, dẫn đến tăng trưởng tín dụng năm 2009 đạt trên 37,7%. Tín dụng tăng mạnh trong năm 2009 sẽ tất yếu dẫn đến gia tăng lạm phát năm 2010.
- Theo kịch bản này tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7% trở lên sẽ thúc nhu cầu nội địa tăng lên. Sự gia tăng từ phía cầu này sẽ đưa đến lạm phát như đã chứng minh ở trên.
- Tỷ giá hối đoái tăng do nền kinh tế bị thâm hụt tài khoản vãng lai, cán cân thanh toán sẽ góp phần làm tăng lạm phát do Việt Nam đang phải nhập khẩu rất nhiều nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất.
- Kinh tế thế giới dần phục hồi sẽ đưa đến tăng giá các mặt hàng thiết yếu, điển hình là dầu thô. Giá dầu thô đã tăng mạnh trở lại kể từ năm 2009. Tác động của giá thế giới sẽ kéo theo giá cả trong nước.
Tóm lại, xem xét các nhân tố về tiền tệ, phía cung và phía cầu đều cho thấy nguy cơ lạm phát năm 2010 là rất cao.
Để đưa ra con số dự báo cụ thể về mức lạm phát năm 2010 của kịch bản này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng một vài tính toán kinh tế lượng với một số giả thiết khác nhau về tốc độ tăng trưởng GDP, tăng trưởng cung tiền M2, tăng trưởng tín dụng, giá dầu thô, tỷ giá hối đoái VND/USD,… Kết quả cho thấy chỉ số giá tiêu dùng CPI năm 2010 được dự báo 10 – 12%.
Bảng 9. Các kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2010
Chỉ tiêu
Ước 2009
Kịch bản cơ sở
Kịch bản cao
Tốc độ tăng trưởng GDP
5,32%
6,0 – 6,5%
7% trở lên
Tốc độ tăng vốn đầu tư toàn xã hội
15,3%
8%
20%
Tỷ lệ vốn trên GDP
42,8%
40%
42% trở lên
ICOR
8,12%
6,33%
6,0 – 6,5%
Kim ngạch xuất khẩu
56,6 tỷ USD
60 tỷ USD
60 tỷ USD
     - Tốc độ tăng
- 9,7%
6%
6%
Kim ngạch nhập khẩu
68,8 tỷ USD
77,8 tỷ USD
83 tỷ USD
     - Tốc độ tăng
- 14,7%
13,0%
20,6%
Thâm hụt cán cân thương mại
12,2 tỷ USD
17,8 tỷ USD
23 tỷ USD
    - Tỷ lệ trên KNXK
21,6%
30%
38,3%
    - Tỷ lệ trên GDP
10,3%
Gần 16,5%
Gần 24%
Tỷ giá hối đoái VND/USD
17.961 đồng
19.700 đồng
21.520 đồng
Mức mất giá
3-5%
10-15%
CPI
6,52%
7-8%
10-12%
Nguồn: Tính toán của các tác giả và ước thực hiện 2009 của Tổng cục Thống kê


Full: Click here

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét