Có thể nói mục tiêu lạm phát 2011 là 7% như chính phủ đề ra là không khả thi. Bởi vì chỉ trong 2 tháng đầu 2011, CPI đã ở mức 3.83%. Theo phân tích giá cả các mặt hàng như vàng, thép, lương thực tiếp tục được dự báo sẽ tăng cao trong thời gian sắp tới, chúng tôi kỳ vọng năm 2011 lạm phát sẽ ở mức 2 con số là 10% và hàng hóa như lương thực, vàng được kỳ vòng là kênh đầu tư tốt trong năm 2011 khi mà xu hướng gia tăng của giá vàng và lương thực được kỳ vọng sẽ gia tăng trong thời gian sắp tới và đây chính là kênh trú ẩn tốt trong thời kỳ lạm phát gia tăng.
Có một vài nghiên cứu cho thấy lạm phát tác động tiêu cực đến nền kinh tế như Friedman (1977) tranh luận rằng lạm phát dẫn đến tình trạng không chắc chắn sẽ gây ra những bất lợi cho hoạt động của nền kinh tế. Nhiều chứng cứ thực nghiệm như là Fischer (1993), De Gregorio (1993) and Bruno and Easterly (1998) cho rằng siêu lạm phát kìm hãm tăng trưởng kinh tế, mặc dù có mối quan hệ cùng chiều giữa lạm phát và tăng trưởng khi lạm phát ở mức thấp. Sarel (1996) xác định ngưỡng mà tại đó lạm phát ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế là 8%. Nếu lạm phát lớn hơn 8% ảnh hưởng là tiêu cực. thấp hơn mức này lạm phát không có ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng kinh tế hay thậm chí nó còn có một chút tác động tích cực ( trích bởi HOSSAIN, Akhtar, 2006). Khan and Senhadji (2000) kiểm nghiệm mối quan hệ riêng cho những nước công nghiệp và đang phát triển cho rằng mức lạm phát làm chậm tăng trưởng đối với các nước công nghiệp là 1-3% và đối với các nước đang phát triển là 7-11%. Theo Lê Quốc Lý (2005), lạm phát cao sẽ làm lệch lạc cơ cấu giá cả, kéo theo các nguồn lực kinh tế phân bố không hợp lí và kết cục là làm cho tăng trưởng chậm lại.
Từ những nghiên cứu trên thì chúng ta có thể thấy trong những năm gần đây (bỏ qua giai đoạn khủng hoảng), lạm phát của Việt Nam luôn trên mức 7%, điều này gây trở ngại đến sự tăng trưởng nền kinh tế. Vì vậy thách thức đặt ra cho chính phủ trong giai đoạn sắp tới là cần ưu tiên kiềm chế lạm phát để có thể đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững.
Trong các yếu tố tác động đến CPI trong năm vừa qua thì chỉ số giá giáo dục và chỉ số giá lương thực. Chỉ số giá giáo dục chỉ mang tính chất thời điểm nhưng giá lương thực đang tăng lên từng ngày và xu hướng tăng vẫn chưa dừng lại đang là một mối quan tâm trong thời gian sắp tới.
Dựa vào đồ thị chúng ta có thể thấy năm 2010 giá ngũ cốc tăng rất mạnh nhưng giá gạo vẫn chưa tăng mạnh và nhiều chuyên gia lên tiếng cảnh báo giá lương thực leo thang, có khả năng sẽ trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay. Gánh nặng từ lạm phát giá lương thực sẽ chủ yếu chất lên vai các quốc gia đang phát triển vốn là động lực chính cho sự phục hồi hiện nay của nền kinh tế thế giới. Nếu như trong giai đoạn sắp tới, sản lượng lương thực tế giới vẫn không tăng trưởng mạnh thì gạo sẽ hưởng ứng đà tăng của giá lương thực thế giới.
Thêm vào đó, việc giá vàng liên tục gia tăng, chinh phục các đỉnh cao mới trong năm vừa qua đã tác động không nhỏ đến CPI Việt Nam bởi vì văn hóa người Việt Nam thì giá cả niêm yết theo giá vàng nên khi giá vàng tăng đã từ đó tạo áp lực gia tăng các hàng hóa khác.
Hiện tại giá vàng đang giằng co tại vùng kháng cự 1420 và đang duy chuyển theo mô hình AB=CD của sóng Harmonic.
Ta thấy hiện tại BC đang bằng gần 0.5 AB, do đó điểm D sẽ gần bằng 2 lần đoạn BC, tương đương mức giá mục tiêu sắp tới là 1555.11. Tuy nhiên, trong ngắn hạn thì vàng sẽ điều chỉnh giảm do đã xuất hiện mô hình đảo chiều hình nến Bearish engulfing và khả năng giảm của vàng sẽ không còn khi giá vàng vược qua ngưỡng 1431.28. Đây có thể là một cơ hội mua vào cho những nhà đầu tư trung hạn (khoảng 1 năm). Việc giá vàng được dự báo sẽ tăng giá trong năm nay sẽ tác động khá nhiều đến lạm phát.
Năm 2010 vừa qua, với nỗ lực kiềm chế lạm phát, chính phủ đã kiềm hãm đà tăng của giá xăng dầu. Nhưng một “cái lò xo” khi bị nén lâu ngày thì nhất định nó sẽ “bung” trở lại. Việc đó thể hiện qua động thái giá xăng đã tăng 2900đ sau tết Nguyên đán và xu hướng này sẽ tiếp tục gia tăng bởi vì theo đồ thị tuần thì hiện tại giá dầu thô đang ở vùng quá mua RSI và kết hợp với việc xuất hiện mẫu hình nến đảo chiều bearish engulfing nên khả năng dầu thô sẽ giảm trong thời gian sắp tới và nếu như giá dầu vượt qua đỉnh cũ là 106$ thì mục tiêu kế tiếp giá dầu hướng đến sẽ là vùng 117$. Việc giá dầu thô thế giới điều chỉnh giảm theo PTKT chỉ là trong ngắn hạn nên tôi kỳ vọng giá xăng dầu trong nước sẽ không giảm trong năm nay. Xăng dầu tăng giá đã tác động rất nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó tạo áp lực gia tăng giá cả lên hàng hóa.
Từ sau khủng hoảng thì chúng ta có thể thấy giá phôi thép đang ngày càng gia tăng. Theo MEPS (International) Ltd - Independent Steel Industry Analysts thì sản lượng phôi thép toàn cầu sẽ đạt 1.6 tỷ tấn và 2014 (trên mức 2009 33%). Các khu vực kinh tế như NAFTA, South America, EU,… được MEPS dự báo nhu cầu thép sẽ tiếp tục gia tăng trong giai đoạn 2010-2014 nên khả năng giá thép tiếp tục tăng trong giai đoạn sắp tới là khá cao. Ngành thép Việt Nam nhập khẩu gần 70% phôi thép nên giá thép thế giới gia tăng cũng sẽ tác động không nhỏ đến giá thép trong nước từ đó gây nên áp lực lạm phát bởi vì thép là nguyên liệu quan trọng được sử dụng rất nhiều trong các ngành nghề, lĩnh vực. Bên cạnh đó, theo hiệp hội thép Việt Nam (VSA), việc giá điện tăng từ 1/3 cũng đã tác động không nhỏ đến chi phí đầu vào từ đó làm gia tăng giá thành sản phẩm bán ra.
Việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái sau tết nguyên đán đã gây nên một cú shock cho nền kinh tế khi Ngân hàng Nhà nước phá giá đồng nội tệ 9.3% và giảm biên độ dao động còn 1% sẽ tác động không nhỏ đến CPI trong các tháng còn lại của năm bởi vì Việt Nam nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu từ nước ngoài chiếm kim ngạch nhập khẩu hơn 90% và việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái tăng như vậy sẽ tạo áp lực từ phía đầu vào làm tăng giá cả hàng hóa trong nước.
Bên cạnh đó thì chỉ số ICOR gia tăng qua các năm vừa qua và xu hướng không dừng lại ở đó gây nên lạm phát trì trệ. Chỉ số ICOR thể hiện số đồng vốn bỏ ra của một quốc gia để thu về 1 đồng sản lượng nên việc chỉ số ICOR cao đã cho thấy hiệu quả đầu tư thấp từ ngân sách nhà nước gây nên chi phí đầu vào cao từ đó tác động đến giá sản phẩm đầu ra gây nên lạm phát.
Từ những nhận định trên, có thể nói mục tiêu lạm phát 2011 là 7% như chính phủ đề ra là không khả thi. Bởi vì chỉ trong 2 tháng đầu 2011, CPI đã ở mức 3.83%. Theo phân tích giá cả các mặt hàng như vàng, thép, lương thực tiếp tục được dự báo sẽ tăng cao trong thời gian sắp tới, chúng tôi kỳ vọng năm 2011 lạm phát sẽ ở mức 2 con số là 10% và hàng hóa như lương thực, vàng được kỳ vòng là kênh đầu tư tốt trong năm 2011 khi mà xu hướng gia tăng của giá vàng và lương thực được kỳ vọng sẽ gia tăng trong thời gian sắp tới và đây chính là kênh trú ẩn tốt trong thời kỳ lạm phát gia tăng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét