“Nay nên đánh con gì?” Những câu hỏi kiểu như vậy vẫn xuất hiện phổ biến trên các sàn chứng khoán, các diễn đàn, dù thị trường đã hơn chín năm hoạt động. Để là chính mình trong đầu tư cổ phiếu, nhà đầu tư cần biết cách lập danh mục đầu tư, tuỳ theo mục tiêu đầu tư của riêng mình.
-----
“Tôi lỡ đầu tư vào một cổ phiếu penny (cổ phiếu nhỏ – NV), có các thông số cơ bản rất tốt, cổ tức rất cao. Nhưng khi thị trường lên, thì muốn tranh mua vài trăm cổ phiếu cũng khó, vì không ai bán. Còn thị trường xuống, thì đành nhìn tiền của mình mất đi từng ngày, vì bán không ai mua”.
Đó là tâm sự của một nhà đầu tư mà chúng tôi từng tiếp cận trên sàn. Nhà đầu tư trên đã xác định mục đích lướt sóng, nhưng lại đầu tư vào những cổ phiếu chỉ phù hợp với đầu tư dài hạn.
Trong bất cứ trường hợp nào, thanh khoản là yếu tố đặc biệt quan trọng trong đầu tư cổ phiếu niêm yết. Vì vậy việc chọn lựa các cổ phiếu tiềm năng để đưa vào danh mục đầu tư thường phải thoả mãn yêu cầu đầu tiên là tính thanh khoản. Tuỳ thuộc vào tổng số vốn dự kiến đầu tư và yêu cầu phân bổ vốn mà nhà đầu tư có thể chọn lọc các cổ phiếu có số lượng cổ phiếu giao dịch bình quân cao nhất trong nhiều tháng liên tục thuộc nhóm các cổ phiếu có lượng giao dịch trung bình cao nhất thị trường.
Giới đầu tư thường sử dụng hai lưới lọc cổ phiếu là cơ bản và kỹ thuật. Có khi, nhà đầu tư kết hợp cả hai lưới lọc để chọn cổ phiếu và thời điểm giao dịch.
Lưới lọc cơ bản
Qua nghiên cứu các phương pháp đầu tư cơ bản của các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư chứng khoán thành công và nổi tiếng trên thế giới như: Templeton, Warren Buffett, Dreman, Driehaus… có thể thấy một số tiêu chí cơ bản chung có thể xem xét chọn lọc trước khi tiến hành đầu tư (xem bảng tiêu chí bên dưới).
Các cổ phiếu tiềm năng không nhất thiết phải đáp ứng toàn bộ các bước nêu trên bởi vì gần như không có cổ phiếu nào đáp ứng được toàn bộ các tiêu chí lựa chọn. Các tổ chức đầu tư hoặc mỗi nhà đầu tư cá nhân đều có cách vận dụng linh hoạt theo từng giai đoạn khác nhau của thị trường. Ví dụ như trong tiêu chí P/E ở bảng trên có thể chọn lựa cao hoặc thấp hơn của ngành nhưng chỉ nên áp dụng trường hợp cao hơn đối với những công ty đầu ngành, có lợi thế hoặc tiềm năng vượt trội… Hoặc như tiêu chí P/B có thể chọn nhỏ hơn 2 nhưng cũng có thể chọn nhỏ hơn hay bằng 3 tuỳ thuộc vào từng giai đoạn của thị trường và yêu cầu của nhà đầu tư.
Cơ sở dữ liệu để thực hiện việc chọn lọc dựa trên các tiêu chí nêu trên đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và thường chỉ các nhà đầu tư tổ chức mới có điều kiện xây dựng. Nhà đầu tư cá nhân có thể tham khảo trên các website có uy tín và ứng dụng cho danh mục của mình. Nếu nhà đầu tư không có kiến thức về quản trị tài chính, cũng khó lòng “hiểu” ý nghĩa đằng sau các con số tài chính khô khan.
Yếu tố quan trọng nhất vẫn là khi nào mua và nên mua ở các mức giá nào?
Lưới lọc kỹ thuật
Nhà đầu tư có thể chọn lọc dựa trên các công cụ của phân tích kỹ thuật khi có các dấu hiệu xem xét mua như: diễn biến lịch sử giá của cổ phiếu, khối lượng giao dịch tăng đột biến so với bình quân tuần hay bình quân tháng, giá phá vỡ các điểm quan trọng then chốt khi bắt đầu chu kỳ tăng giá như đỉnh cao cũ, phá vỡ các kênh xu hướng, giá vượt đường trung bình động 8 ngày, 13 ngày… hoặc khi điều chỉnh thì mức giá nằm gần các đường trung bình động 55 ngày, 144 ngày… Hoặc cũng có thể chọn lọc dựa trên sự kết hợp các chỉ báo như RSI, MACD, Stochastic, Bollinger Bands, Fibonacci, Trendline…
Việc chọn lọc này dựa trên kinh nghiệm và kiến thức của mỗi nhà đầu tư khi ứng dụng các công cụ của các chương trình phân tích kỹ thuật như MetaStock, AmiBroker… Nhà đầu tư có thể sử dụng dịch vụ tư vấn nếu không đủ kỹ năng hoặc thời gian nghiên cứu.
Mỗi một cổ phiếu có đặc điểm tăng hoặc giảm giá không giống nhau mặc dù nhìn chung giá vận động theo xu hướng chung của toàn thị trường. Do đó, việc vận dụng các phương pháp chọn lọc sẽ đưa đến các kết quả khác nhau và đòi hỏi một quá trình đúc kết kinh nghiệm để lựa chọn được các phương pháp hiệu quả nhất và ứng dụng vào thực tế của thị trường.
Phân tích kỹ thuật là một nghệ thuật, hiểu theo nghĩa, phải có trải nghiệm thực tế để diễn giải các biểu đồ phù hợp. Tỷ như nguyên lý giá phản ánh tất cả ở thị trường Việt Nam phải chú ý tới biên độ giao dịch.
Năng lực theo dõi
Sau quá trình chọn lọc trên, nhà đầu tư có thể kết hợp thực hiện chọn lựa một số cổ phiếu ở các ngành tiềm năng trong từng giai đoạn thông qua việc nghiên cứu và phân tích cơ cấu ngành, chi tiết về tiềm năng của từng ngành dựa trên các báo cáo của các tổ chức có uy tín và các phương tiện thông tin đại chúng.
Đối với nhà đầu tư cá nhân, danh mục các cổ phiếu theo dõi để đầu tư có thể khoảng 20 – 30 mã tuỳ thuộc vào quỹ thời gian nghiên cứu của mỗi người. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo việc theo dõi và quản lý danh mục một cách sát sao và hiệu quả, tổng số mã cổ phiếu đầu tư trong cùng một thời điểm không nên quá năm mã cổ phiếu và thuộc vài ngành khác nhau để tránh rủi ro.
Khi đạt các mức lợi nhuận kỳ vọng hoặc nhận thấy các cổ phiếu khác trong danh mục đang theo dõi có tiềm năng hơn thì cơ cấu lại danh mục nhưng vẫn chỉ nên đầu tư tối đa năm mã cổ phiếu mà thôi.
Danh mục đầu tư cũng có thể chia làm dài hạn và ngắn hạn nhằm tận dụng được các biến động của thị trường và tối ưu hoá lợi nhuận. Các cổ phiếu đầu tư ngắn hạn có thể không nằm trong số các mã cổ phiếu theo dõi nhưng chỉ nên đầu tư 1 – 2 mã trong một thời điểm là thích hợp.
Một số tiêu chí cơ bản
|
Chú thích
1. P/E: Tỷ số giữa thị giá của cổ phiếu và lợi nhuận thu được trên một cổ phiếu.
2. EPS: Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu tính theo năm; ROE: Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
3. NPM (Net profit margin): Lợi nhuận ròng biên; GPM (Gross profit margin): Lợi nhuận gộp biên.
4. OPM (Operating profit margin): Lợi nhuận hoạt động biên.
5. Debt: nợ, Equity: vốn chủ sở hữu; D (Dividend): cổ tức; B (Book value): giá trị sổ sách; S: doanh thu
6. PEG: Tỷ số giữa P/E so với tăng trưởng lợi nhuận bình quân kỳ vọng của mỗi cổ phiếu.
2. EPS: Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu tính theo năm; ROE: Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
3. NPM (Net profit margin): Lợi nhuận ròng biên; GPM (Gross profit margin): Lợi nhuận gộp biên.
4. OPM (Operating profit margin): Lợi nhuận hoạt động biên.
5. Debt: nợ, Equity: vốn chủ sở hữu; D (Dividend): cổ tức; B (Book value): giá trị sổ sách; S: doanh thu
6. PEG: Tỷ số giữa P/E so với tăng trưởng lợi nhuận bình quân kỳ vọng của mỗi cổ phiếu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét