(NDHMoney) Chính phủ vừa chính thức phát đi thông điệp điều chỉnh chỉ tiêu vĩ mô quan trọng trong năm nay.
Ảnh: Chinhphu.vn |
Thủ tướng Chính phủ kết luận thời gian tới cần kiên định, kiên trì, quyết liệt thực hiện Nghị quyết 11, trong đó có các mục tiêu như kiềm chế lạm phát khoảng 15%, tăng trưởng khoảng 6%, bội chi dưới 5%, nhập siêu khoảng 18% kim ngạch xuất khẩu…
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thông báo kết luận của Thủ tướng đến báo giới tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5, vừa diễn ra chiều ngày 3/6.
Như vậy, Chính phủ đã chính thức phát đi thông điệp điều chỉnh chỉ tiêu vĩ mô quan trọng trong năm nay.
Dự trữ ngoại hối tăng 1,2 tỷ USD
Đề cập đến việc thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, Bộ trưởng Phúc cho rằng, thời gian vừa qua Ngân hàng Nhà nước đã tích cực thực hiện nhiều giải pháp có hiệu lực.
Những điểm tích cực ở chính sách tiền tệ được Bộ trưởng Phúc đề cập bao gồm: trong vòng 1 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào làm tăng dự trữ ngoại hối thêm 1,2 tỷ USD, giảm tín dụng xã hội, thu tiền về để giảm lạm phát... Ông Phúc cũng cho rằng, lãi suất tín dụng thời gian gần đây đã ổn định hơn, an toàn hệ thống ngân hàng được đảm bảo.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho biết thêm, việc thực hiện Nghị quyết 11 theo hướng ưu tiên vốn cho sản xuất, đặc biệt là khu vực sản xuất nông nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa… cũng được cơ quan này thực hiện và bước đầu có chuyển biến tích cực.
Tính đến 31/5/2011 tăng trưởng tín dụng so với cuối năm 2010 đạt 6,92%, trong đó cơ cấu vốn cho sản xuất tăng, đáp ứng được yêu cầu tín dụng ưu tiên sản xuất kinh doanh.
“Cơ cấu phi sản xuất tại thời điểm cuối 2010 là 18,87% trong tổng dư nợ, đến cuối tháng 5 này giảm còn 16,91%, đạt yêu cầu giảm tốc độ và giảm tỷ trọng tín dụng phi sản xuất”, Thống đốc cho biết.
Theo Thống đốc Nguyễn Văn Giàu, Ngân hàng Nhà nước vẫn đang tiếp tục điều hành để đến cuối năm giảm tỷ trọng tín dụng phi sản xuất xuống 16%.
Cắt giảm đầu tư hơn 80 nghìn tỷ đồng
Trong khi đó, đối với chính sách tài khóa, thu ngân sách đạt kết quả tích cực, tiết kiệm 10% chi thường xuyên, cắt giảm đầu tư công có hiệu lực…
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố tại phiên họp Chính phủ lần này cho hay, tổng vốn đầu tư các bộ, ngành, địa phương và tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước cắt giảm trong năm 2011 là 80,55 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 9% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Các chính sách về cắt giảm chi tiêu thường xuyên, theo Bộ trưởng Phúc, đã được thực hiện nghiêm túc ở các ngành, các cấp…
Một điểm tích cực khác cũng được đại diện Chính phủ tại buổi họp báo đề cập, xuất khẩu 5 tháng tăng rất mạnh nhưng đáng chú ý là giá chỉ đóng góp 10, còn lại do khối lượng tăng.
Với các kết quả đã đạt được, theo ông Nguyễn Xuân Phúc, mục tiêu xuyên xuốt năm nay là kiểm soát lạm phát đã bắt đầu có chuyển biến tích cực, biểu hiện là giá cả tăng chậm lại. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định phía trước còn nhiều khó khăn và thách thức.
“Chính phủ cũng nhấn mạnh, vẫn còn những khó khăn không thể coi thường và các giải pháp hiện nay phải được quán triệt hơn nữa để chỉ đạo tốt hơn thời gian tới”, đại diện Chính phủ tại cuộc họp nhấn mạnh.
Thách thức ở lạm phát, nhập siêu và thu hút FDI
Liệt kê các vấn đề nổi lên hiện nay, Bộ trưởng Phúc đề cập, yếu tố lạm phát đã giảm tốc độ tăng nhưng còn quá cao nên việc tiếp tục kéo mức lạm phát giảm xuống là rất quan trọng; nhập siêu gia tăng; thu hút đầu tư nước ngoài khó khăn; tăng trưởng GDP có thể thấp hơn kế hoạch đề ra, ảnh hưởng đến công ăn việc làm của người dân.
Về chỉ tiêu lạm phát trong năm nay, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định lại, so với chỉ tiêu ban đầu, tại cuộc họp lần này Chính phủ đã có điều chỉnh lên khoảng 15% nhưng không thay đổi mục tiêu nhất quán của năm nay là kiềm chế lạm phát và ổn định vĩ mô. Ông phúc cũng nhắc lại mục tiêu tăng trưởng GDP đã được rút xuống mức khoảng 6%, thay vì 7%.
Về các giải pháp kiềm chế nhập siêu, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên nói rõ các giải pháp đối với nhập khẩu ôtô, mỹ phẩm, dược phẩm, điện thoại di động vừa qua là các giải pháp thực hiện Nghị quyết 11.
Ông cũng cho biết, các thắc mắc, kiến nghị của doanh nghiệp, một số tổ chức quốc tế sẽ tiếp tục được xem xét để đảm bảo văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề này đảm bảo thực hiện đúng các cam kết quốc tế.
Về đầu tư nước ngoài có chiều hướng suy giảm, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh cho hay, đúng là 5 tháng đầu năm nay, vốn FDI ký kết chỉ đạt 4,688 tỷ USD, bằng 51,9% so cùng kỳ.
Tuy nhiên, ông Sinh cho rằng vốn đăng ký giảm chủ yếu nằm ở phần đăng ký mới, đạt khoảng 3,5 tỷ USD, chỉ bằng 43% cùng kỳ. Trong khi đó, vốn tăng thêm đạt gần 1,2 tỷ USD, tăng xấp xỉ 50%.
Việc vốn FDI từ dự án đăng ký mới giảm trong khi vốn tăng thêm cao, theo ông Sinh là do hiện tình hình kinh tế thế giới có khó khăn nên nhà đầu tư chủ yếu tập trung phát triển các dự án đã có sẵn ở Việt Nam. Ngoài ra, kinh tế vĩ mô trong nước có khó khăn cũng khiến nhà đầu tư mới còn lưỡng lự.
Theo Thứ trưởng Cao Viết Sinh, với nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư đang triển khai và tình hình kinh tế trong nước những tháng cuối năm có thể ổn định và khởi sắc trở lại, hy vọng thu hút FDI sẽ có kết quả tốt hơn.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thông báo kết luận của Thủ tướng đến báo giới tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5, vừa diễn ra chiều ngày 3/6.
Như vậy, Chính phủ đã chính thức phát đi thông điệp điều chỉnh chỉ tiêu vĩ mô quan trọng trong năm nay.
Dự trữ ngoại hối tăng 1,2 tỷ USD
Đề cập đến việc thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, Bộ trưởng Phúc cho rằng, thời gian vừa qua Ngân hàng Nhà nước đã tích cực thực hiện nhiều giải pháp có hiệu lực.
Những điểm tích cực ở chính sách tiền tệ được Bộ trưởng Phúc đề cập bao gồm: trong vòng 1 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào làm tăng dự trữ ngoại hối thêm 1,2 tỷ USD, giảm tín dụng xã hội, thu tiền về để giảm lạm phát... Ông Phúc cũng cho rằng, lãi suất tín dụng thời gian gần đây đã ổn định hơn, an toàn hệ thống ngân hàng được đảm bảo.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho biết thêm, việc thực hiện Nghị quyết 11 theo hướng ưu tiên vốn cho sản xuất, đặc biệt là khu vực sản xuất nông nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa… cũng được cơ quan này thực hiện và bước đầu có chuyển biến tích cực.
Tính đến 31/5/2011 tăng trưởng tín dụng so với cuối năm 2010 đạt 6,92%, trong đó cơ cấu vốn cho sản xuất tăng, đáp ứng được yêu cầu tín dụng ưu tiên sản xuất kinh doanh.
“Cơ cấu phi sản xuất tại thời điểm cuối 2010 là 18,87% trong tổng dư nợ, đến cuối tháng 5 này giảm còn 16,91%, đạt yêu cầu giảm tốc độ và giảm tỷ trọng tín dụng phi sản xuất”, Thống đốc cho biết.
Theo Thống đốc Nguyễn Văn Giàu, Ngân hàng Nhà nước vẫn đang tiếp tục điều hành để đến cuối năm giảm tỷ trọng tín dụng phi sản xuất xuống 16%.
Cắt giảm đầu tư hơn 80 nghìn tỷ đồng
Trong khi đó, đối với chính sách tài khóa, thu ngân sách đạt kết quả tích cực, tiết kiệm 10% chi thường xuyên, cắt giảm đầu tư công có hiệu lực…
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố tại phiên họp Chính phủ lần này cho hay, tổng vốn đầu tư các bộ, ngành, địa phương và tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước cắt giảm trong năm 2011 là 80,55 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 9% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Các chính sách về cắt giảm chi tiêu thường xuyên, theo Bộ trưởng Phúc, đã được thực hiện nghiêm túc ở các ngành, các cấp…
Một điểm tích cực khác cũng được đại diện Chính phủ tại buổi họp báo đề cập, xuất khẩu 5 tháng tăng rất mạnh nhưng đáng chú ý là giá chỉ đóng góp 10, còn lại do khối lượng tăng.
Với các kết quả đã đạt được, theo ông Nguyễn Xuân Phúc, mục tiêu xuyên xuốt năm nay là kiểm soát lạm phát đã bắt đầu có chuyển biến tích cực, biểu hiện là giá cả tăng chậm lại. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định phía trước còn nhiều khó khăn và thách thức.
“Chính phủ cũng nhấn mạnh, vẫn còn những khó khăn không thể coi thường và các giải pháp hiện nay phải được quán triệt hơn nữa để chỉ đạo tốt hơn thời gian tới”, đại diện Chính phủ tại cuộc họp nhấn mạnh.
Thách thức ở lạm phát, nhập siêu và thu hút FDI
Liệt kê các vấn đề nổi lên hiện nay, Bộ trưởng Phúc đề cập, yếu tố lạm phát đã giảm tốc độ tăng nhưng còn quá cao nên việc tiếp tục kéo mức lạm phát giảm xuống là rất quan trọng; nhập siêu gia tăng; thu hút đầu tư nước ngoài khó khăn; tăng trưởng GDP có thể thấp hơn kế hoạch đề ra, ảnh hưởng đến công ăn việc làm của người dân.
Về chỉ tiêu lạm phát trong năm nay, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định lại, so với chỉ tiêu ban đầu, tại cuộc họp lần này Chính phủ đã có điều chỉnh lên khoảng 15% nhưng không thay đổi mục tiêu nhất quán của năm nay là kiềm chế lạm phát và ổn định vĩ mô. Ông phúc cũng nhắc lại mục tiêu tăng trưởng GDP đã được rút xuống mức khoảng 6%, thay vì 7%.
Về các giải pháp kiềm chế nhập siêu, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên nói rõ các giải pháp đối với nhập khẩu ôtô, mỹ phẩm, dược phẩm, điện thoại di động vừa qua là các giải pháp thực hiện Nghị quyết 11.
Ông cũng cho biết, các thắc mắc, kiến nghị của doanh nghiệp, một số tổ chức quốc tế sẽ tiếp tục được xem xét để đảm bảo văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề này đảm bảo thực hiện đúng các cam kết quốc tế.
Về đầu tư nước ngoài có chiều hướng suy giảm, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh cho hay, đúng là 5 tháng đầu năm nay, vốn FDI ký kết chỉ đạt 4,688 tỷ USD, bằng 51,9% so cùng kỳ.
Tuy nhiên, ông Sinh cho rằng vốn đăng ký giảm chủ yếu nằm ở phần đăng ký mới, đạt khoảng 3,5 tỷ USD, chỉ bằng 43% cùng kỳ. Trong khi đó, vốn tăng thêm đạt gần 1,2 tỷ USD, tăng xấp xỉ 50%.
Việc vốn FDI từ dự án đăng ký mới giảm trong khi vốn tăng thêm cao, theo ông Sinh là do hiện tình hình kinh tế thế giới có khó khăn nên nhà đầu tư chủ yếu tập trung phát triển các dự án đã có sẵn ở Việt Nam. Ngoài ra, kinh tế vĩ mô trong nước có khó khăn cũng khiến nhà đầu tư mới còn lưỡng lự.
Theo Thứ trưởng Cao Viết Sinh, với nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư đang triển khai và tình hình kinh tế trong nước những tháng cuối năm có thể ổn định và khởi sắc trở lại, hy vọng thu hút FDI sẽ có kết quả tốt hơn.
Bình Minh - NDHMoney
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét