Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2011

Hãy thử tự xây dựng một hệ thống giao dịch trong Forex


Hãy xây dựng một hệ thống giao dịch an toàn và hiệu quả và hãy luôn ghi nhớ không có gì là hoàn hảo . Có thể áp dụng các mô hình dự đoán từ chứng khoáng, forex, vàng... vào lại bóng đá. Điều khó khăn hiện tại là làm sao để mô hình hóa kết quả bóng đá vào biểu đồ dao động giống như ở chứng khoáng, forex, vàng...

Bởi vì đối với chứng khoáng, forex, vàng... thì biểu đồ chỉ đơn giản là sơ đồ dựa trên giá (price). Trong bóng đá thì hơi khó khăn hơn, là ngoài kết quả còn có các yếu tố như thắng thua kèo, thắng thua có thuyết phục không,mức độ thu hút tâm lý người chơi...Việc tổng hợp tất cả những yếu tố đó để gom thành một chỉ số duy nhất và lập biểu đồ để dự đoán sự dao động của chỉ số này là một việc làm công phu cần đầu tư thêm thời gian và công sức.

Trước hết các bạn cùng mình tìm hiểu sơ lượt về những cách kiếm tiền từ thị trường chứng khoáng, forex, vàng...

Trên mạng internet, ở các nhà sách...có rất nhiều sách và bài viết về vấn đề này, nhưng quá tràn lan và không phân tích sâu về bản chất nhiều lắm, nên trong bài viết này mình sẽ cố gắng viết một cách đơn giản, không viết tất cả mà chỉ tập trung viết những cái cần thiết giúp các bạn nhanh chóng hiểu và áp dụng được ngay (Fast food). Vì vậy thay vì diễn giải theo mô hình lý thuyết tài chính dông dài, mình sẽ trình bày dưới góc độ của dân chơi.
Đầu tiên là phần giới thiệu về biểu đồ dao động giá.
Một biểu đồ dao động giá phải được hiển thị làm sao cho người xem nhìn vào đó là biết ngay giá tăng hay giảm trong từng giai đoạn, và quan trọng nhất là nhìn thấy ngay dao động là mạnh hay yếu. Có một số dạng biểu đồ, nhưng tôi chỉ thấy cần thiết để bỏ công sức tìm hiểu là biểu đồ dạng hình cây nến (candlestick).





Mỗi cây nến biễu diễn giá trong một đoạn thời gian (period) cụ thể nào đó, ví dụ là trong 1 giờ từ 13:00 đến 14:00
Giá lúc mở cửa là giá đầu tiên của chu kỳ đó (gọi là Open), giá cuối cùng của chu kỳ đó gọi là Close.
Chu kỳ đó tăng giá thì Close > Open, chu kỳ đó giảm giá thì Close < Open. Để dễ phân biệt tăng giá/giảm giá trong chu kỳ đó, người ta vẽ hình nến thành 2 dạng là thân rỗng và thân đặc. Thân rỗng là giá đi lên, thân đặc là giá đi xuống.

Trong chu kỳ, giá có thể dao động lên cao rồi hạ xuống, hoặc xuống thấp rồi tăng lên, sẽ tạo ra bóng trên và bóng dưới.
Ví dụ về biểu đồ dao động của giá:





Nhìn vào sơ đồ các bạn có thể trực quan nhận ra giá đang di chuyển như thế nào, nhận ra những lúc giá giảm mạnh, những lúc giảm ít, những lúc tăng mạnh, những lúc tăng ít...Thân nến càng dài thể hiện rằng giá biến động càng mạnh. Thân nến ngắn cho biết giá biến động không đáng kể.



Thân nến có khi người ta dùng loại thân nến rỗng (tăng giá) và thân nến đặc (cho giảm giá), hoặc cũng có đôi khi dùng thân nến màu xanh(tăng giá) và thân nến màu đỏ (cho giảm giá). Giống như account chơi bóng của anh em vậy, sáng ngủ dậy thấy một màu xanh là đi làm tinh thần sảng khoái, còn thấy toàn màu đỏ thì không còn tinh thần đâu làm việc, đầu óc trống rỗng.





Chốt lời và Cắt lỗ là như thế nào?
Ví dụ giá hiện tại đang là 1000, bạn dự đoán giá sẽ tăng lên, bạn vào lệnh "tôi dự đoán giá tăng lên" (lệnh này gọi là lệnh BUY - mua), nhưng bạn bảo với chúng là "tôi chỉ cần giá tăng tới 1007 là thanh toán tiền cho tôi, lời bấy nhiêu đó là được rồi", với bạn mức lời từ 1000 lên 1007 là thỏa mãn rồi. Thì trong trường hợp này, bạn thêm vào lệnh đặt mua (BUY) của bạn thêm một thông số để cho nếu giá lên tới 1007 tự động tính tiền lời cho bạn và thanh toán lệnh đó, mặc kệ giá sau đó tăng giảm thế nào không cần biết. Chốt lời (take profit) trong trường hợp này là 1007.
Ngược lại: khi giá đang 1000, bạn dự đoán giá sẽ đi lên nhưng thực tế giá lại đi xuống, bạn sẽ bị lỗ. Bạn bảo nó "nếu lỡ giá hạ tới 995 thì đóng lệnh cho tôi đừng để tôi chịu lỗ quá nhiều". Thì giá 905 này gọi là giá Cắt lỗ (Cut lose).

Những gì được vẽ trên biểu đồ là những giá đã đi qua. Vậy bằng cách nào dựa vào những giá đã có, chúng ta dự đoán sự dịch chuyển của giá sắp tới bằng cách nào? Trả lời: chúng ta có thể dùng các chỉ báo (còn gọi là indicator) để dự đoán xu hướng.
Có cả nghìn indicator, mỗi thứ có cách tính riêng, có đặc điểm riêng, và mỗi indicator chỉ phù hợp với một số dạng giá (ví dụ RSI chỉ phù hợp với thị trường không có xu hướng rõ ràng - gọi là không có trend, còn đối với thị trường có trend thì RSI bị nhiễu và mất tác dụng). Bài viết này mình giới thiệu các indicator đơn giản mà hiệu quả, cũng như phân tích kỹ lưỡng cách sử dụng nó như thế nào và cách thoát hiểm khi nó phá vỡ quy luật chung như thế nào.
Có quá nhiều indicator, và hiện này rất nhiều người lạm dụng chúng mà không hiểu bản chất của nó phù hợp vào những giai đoạn nào. Trong bài viết này mình chỉ giới thiệu các công cụ mà mình đã tìm hiểu và ứng dụng thành công, đã sử dụng để giao dịch vàng thắng liên tục từ 5 tháng nay kể cả trong các thời điểm tăng giá mạnh hay giảm giá mạnh, và bỏ qua các indicator mà theo mình nghĩ không có tác dụng gì mấy, để tránh tràn lan không cần thiết.
Indicator đầu tiên mình muốn giới thiệu là đường Bollinger Bands. Đường này thật sự hiệu quả cho việc giao dịch trong thời gian ngắn (gọi là short-term trading).





Trong hình, đường Bollinger Bands là đường màu đỏ (gồm 3 đường: đường giữa, đường trên và đường dưới). Về công thức tính của Bollinger Bands chúng ta cũng không cần biết làm gì, chúng ta chỉ cần nắm một vài quy tắc của đường này:
- giá có xu hướng đi rúc trong đường Bollinger Bands là chính. Giống như là đường gom chu vi của giá.
- khi đường Bollinger Bands giữa có độ dốc đi lên, và giá tập trung ở phía trên đường chính giữa, thì giá có xu hướng tiếp tục tăng lên (tuyệt đối tránh đánh xuống ở giai đoạn này nếu không thì sẽ từ chết đến banh xác)
-khi đường Bollinger Bands giữa có độ dốc đi xuống, và giá tập trung ở phía dưới đường chính giữa, thì giá có xu hướng tiếp tục giảm xuống (tuyệt đối tránh đánh lên ở giai đoạn này nếu không thì sẽ từ chết đến banh xác).
- có 3 loại kiểu giao dịch theo đường Bollinger Bands, được phân theo 3 mô hình Bollinger Bands.
Kiểu 1 - Đường Bollinger Bands nằm ngang:





các bạn nhìn vào Giai đoạn 2 ở hình trên. Kiểu này hình thành khi đường Bollinger Bands bóp hẹp lại và đi hầu như là theo đường ngang. Khi đường Bollinger Bands co hẹp lại và đi ngang, nó cho chúng ta biết rằng giá sẽ gần như dao động ít và hẹp, và thường đảo chiều luân phiên lên xuống trong khoảng hẹp đó mà thôi. Theo kinh nghiệm của mình, khi ở vào kiểu này thì không nên giao dịch. Hoặc nếu có giao dịch thì nên đánh với số tiền rất bé (bởi vì dao động giá ít nên lời lỗ cũng không được là bao nhiêu). Nếu lỡ ghiền quá ngứa ngáy tay chân ở kiểu này thì chờ khi nào giá chạm đường trên thì bán xuống (SELL) tới đường giữa thanh toán, hoặc giá chạm đường dưới thì mua lên (BUY) và tới đường giữa thanh toán. Chú ý là có nghiền bao nhiêu thì cũng nên đánh khối lượng nhỏ thôi vì ăn thua không đáng kể.
Kiểu 2 - Đường Bollinger Bans dốc đi lên:





là kiểu đường Bollinger Bands trước đó bị co hẹp lại và bây giờ bắt đầu mở rộng ra (mình hay gọi vui là chàng hảng chân ra) và đường chính giữa có độ dốc đi lên. Khi bắt đầu mở rộng ra nghĩa là bắt đầu một xu hướng mạnh (có độ dao động mạnh) và chúng ta phải đánh theo xu hướng, không được đi ngược lại xu hướng.
Vấn đề còn lại là khi nào vào lệnh BUY và khi nào thanh toán lệnh (CLOSE).
Có một số cách, nhưng đây là 2 cách cơ bản.
- Cách 1: Vào lệnh ngay khi bắt đầu "chàng hảng" ra. Đóng lệnh tính lời khi đi được 10 giá. Tất nhiên bạn không cần phải cứng nhắc là phải là 10 giá. Quy tắc là nếu độ dốc đi lên của đường chính giữa càng lớn thì chúng ta có quyền tham càng nhiều. Nếu độ đốc đi lên của đường chính giữa vừa phải thì chỉ nên ăn non. Bạn có thể hỏi lại là "tôi đã dự đoán đúng rồi nhưng không muốn thanh toán quá sớm, phải để cho nó tăng thật nhiều, tôi muốn tham nhiều hơn nữa, thì có thể tham tối đa bao nhiêu?"
Trả lời: khi đường Bollinger Bands phía dưới càng dang rộng ra so với đường Bollinger Bands ở giữa, thì bạn còn được quyền tham lam thêm. Cho tới khi nào có dấu hiệu cho thấy đường ở dưới bắt đầu bóp về đường ở giữa thì bạn nên hài lòng với số tiền lời chừng đó, không nên tham thêm.

- Cách 2: khi đường giữa vẫn giữ độ dốc đi lên, giá tập trung ở phía trên đường chính giữa, nếu có một thời điểm giá hạ và áp sát đường chính giữa nhưng không cắt đường chính giữa, đó là tín hiệu bạn vào lện BUY để hy vọng giá đi lên tiếp. Và cũng như ở trường hợp trên, thanh toán lệnh khi đường phía dưới có dấu hiệu co bóp về sát đường giữa.
Nguyên tắc: khi đánh lênh thì dấu hiệu là "đường Bollinger Bands dưới co bóp về đường Bollinger Bands giữa". khi đánh xuống thì dấu hiệu là "đường Bollinger Bands trên co bóp về đường Bollinger Bands giữa".
Các dấu hiệu nguy hiểm cho thấy giá sẽ phá vỡ quy luật chung ở trên và cách hạn chế lỗ trong trường hợp phá vỡ quy luật:
- dấu hiệu nguy hiểm xuất hiện khi giá cắt ngang đường Bollinger Bands chính giữa mà không quay ngược lại hướng cũ.
Nếu giá cắt đường Bollinger Bands giữa và quay ngược lại thì vẫn OK, nhưng nếu không quay ngược lại mà đi tiếp theo hướng khác thì đó là dấu hiệu đảo chiều và bạn cần CLOSE lệnh gấp để hạn chế lỗ. Và nếu bạn lời được một đoạn rồi thì gặp trường hợp cắt đường Bollinger Bands giữa này, đó là lúc bạn nên hài lòng với số tiền lời ở mức đó, không nên hy vọng lời thêm nữa.

Kiểu 3 - Đường Bollỉnger Bands có độ dốc đi xuống.





Sau một giai đoạn bóp hẹp lại, đường Bollinger Bands bắt đầu "mở háng" ra và đường chính giữa chúi đầu xuống. Đây là lúc xu hướng sẽ giảm cực mạnh, một khi khoảngcách giữa đường dưới và đường giữa vẫn còn rộng thì xu hướng sẽ giảm tiếp.
Cách đánh thì giống như kiểu 2, các bạn tự suy ra nhé. Chú ý dấu hiệu để đóng lệnh là "đường Bollinger Bands ở trên có dấu hiệu co bóp về gần đường Bollinger Bands chính giữa"
Nhắc lại nguyên tắc: khi giá đi lên thì canh chừng đường dưới, khi giá đi xuống thì canh chừng đường trên.
Ghi chú: ở giai đoạn Bollinger Bands nằm ngang, chúng ta chờ giá chạm biên trên thì đánh xuống, chạm biên dưới thì đánh lên. Nhưng với Bollinger Bands có độ dốc đi lên hoặc độ dốc đi xuống, thì giá càng bám biên chúng ta càng phải đánh tiếp theo xu hướng (ai đánh ngược xu hướng chỉ từ chết đến banh xác).
Bài học cơ bản về Bollinger Band này đủ để giúp các bạn kiếm cơm hằng ngày, nhưng xin nhắc lại bản chất của Bollinger Bands là phù hợp với giao dịch ngắn, vì vậy bạn cần phải hài lòng với độ lời theo dấu hiệu đóng lệnh cũng như phải cắt lỗ theo dấu hiệu cắt lỗ.
Trong các bài tiếp theo, mình sẽ giới thiệu thêm một số đường hiệu quả, cách sử dụng riêng lẻ từng đường và cách kết hợp 2 hoặc 3 đường lại với nhau như thế nào.
Các cách trên đây chỉ là những cách cơ bản. Và chỉ nên đánh từ 10% - 20% tài khoản mà vẫn kiếm lời được.
Có cách nào dám đánh Show hand 100% tài khoản không?
Trả lời: có

Ví dụ:





vào ngày 10/3/2010, khi mình kết hợp phương pháp (mà mình tạm gọi là "siêu kinh điển") để ăn cây xuống giá này, showhand 100% account ở giá 1126 và close lệnh ở giá 1108 khi có dấu hiệu co bóp của đườn Bollinger Bands trên vào đường Bollinger Bands chính giữa. Ăn được 1126 - 1108 = 18 giá (nếu đánh hết account 20 triệu thì bạn sẽ lời 36 triệu).Nếu không tham lam ăn nhiều thì ở cây xuống giá này, bạn chốt lời ở mức giá 1112 cũng rất OK, ăn được 1126-1112 = 14 giá (đánh 20 triệu ăn 28 triệu chỉ trong 60 phút). Nếu bạn không thích kiểu day-trading (giao dịch hằng ngày) thì chỉ cần chờ những thanh giá dài như thế này khoảng 3 lần trong 1 tháng thôi là có thể đủ tiền sống trong nửa năm.

Để có thể ra quyết định Show hand, phải kết hợp rất nhiều yếu tố trong đó phải ước lượng được giá có thể đi ngược chiều dự đoán tối đa bao nhiêu giá (để phòng trường hợp trước khi giá đi xuống, tụi market maker nó giả vờ cho giá đi lên một đoạn rồi mới thực sự cho đi xuống, lúc đó nếu không tính toán kỹ thì bạn bay account trước khi lời gấp mấy lần account) .


http://taichinhthegioi.net/thong-tin/chi-tiet/13965/Hay-thu-tu-xay-dung-mot-he-thong-giao-dich-trong-Forex/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét