Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2011

Bank but a hedge fund

Tình hình liên quan đến Dexia tại Bỉ, một ngân hàng sắp đi đến phá sản và có khả năng bị giải thể. Đây là bank đầu tiên liên quan đến vụ khủng hoảng nợ công và khủng hoảng ngân hàng ở Âu châu. Liên quan đến vụ này, có đánh giá từ người trong cuộc (CEO và BOD) cho rằng Deixa giống một hedge fund hơn là một real bank! “Dexia was not a bank but a hedge fund” (Creditwritedown)
“Dexia was more like a hedge fund than a real bank. During the three years that we were at the helm of Dexia, we have done everything to build a better risk profile, but the euro crisis has thrown a spanner in the works. That is the explanation of both top men.[Dexia CEO Pierre Mariani and Chairman Jean-Luc Dehaene] “
“They illustrated their message with numbers. The portfolio of toxic assets grew from $40 to 260 billion between 2006 and 2008, but has since been reduced to “less than 100 billion”. The short-term financing of long term loans in 2008 accounted for 43% of the balance sheet, an “aberrant situation,” according to Mariani. That percentage has been reduced to 19%”
Với số liệu minh chứng từ danh mục tài sản xấu tăng lên đến 100 tỷ USD và tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung dài hạn lên rất cao và trong quá trình giảm xuống ở mức 19%.
Nên liên tưởng một số vấn đề nào có thể đến với một số bank ở ViệtNamhay không?
Ở VN hiện tại có lẽ có ba vấn đề liên quan: Thứ nhất là tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn (short-term financing of long term loans) vẫn ở mức cao và đây là vấn đề khá nan giải của tất cả các NH ở VN. Quy định là không quá 30%, nhưng chất lượng là một ẩn số và vẫn là một trong những nhân tố chính đe dọa thanh khoản của hệ thống NH. Thứ hai là dư nợ vào lĩnh vực Phi sản xuất, trong đó có BĐS, CK (đặc biệt là BĐS, đây được xem như cho vay dài hạn và tạo…nợ xấu với tỷ lệ nhanh và cao!) Và thứ ba là khả năng hấp thụ thua lỗ khá mỏng với một tỷ lệ vốn chất lượng cao trên tổng tài sản thấp (leverage cao, ví dụ vốn khoảng 5.000 tỷ nhưng TTS lên cả 100.000 tỷ), tức là một sự mất mát với một tỷ lệ nhỏ trên TTS đủ gây khó khăn cho NH. Đo lường khả năng này, được thể hiện bằng chỉ tiêu TCE ratio.
Chỉ tiêu TCE ratio (Tangible Common Equity Ratio, Tỷ lệ tỷ lệ vốn cổ phần hữu hình) ở mức thấp! Chỉ tiêu này thấp thì khai thác tối đa được dòng vốn cổ phần hữu hình, tuy nhiên sẽ rất rủi ro khi khả năng hấp thụ những rủi ro tổn thất về tài sản (thua lỗ, nợ xấu như liên quan đến BĐS, cho vay thế thấp,…) kém, sức chịu đựng bị sụt giảm và nhanh chóng đi đến mất khả năng thanh toán. Trong các cuộc stress test của các NH ở Mỹ hay Châu Âu, đây là một tỷ lệ được sử dụng (mức tối thiểu phải đạt 3% trong kịch bản worst – case scenario, bình thường ít nhất phải đạt 5 và một ngân hàng tốt nên duy trì tới mức 7%)
Bên cạnh đó, mức độ tùy thuộc vào dòng vốn “nóng”: WFR – Wholesale Funding Ratio cũng được sử dụng để đánh giá mức độ rủi ro, có thể hiểu là tỷ lệ giữa nguồn cho vay không từ tiền gửi của KH so với cho vay. Tức là NHTM sử dụng nguồn từ các Định chế tài chính khác trên thị trường liên ngân hàng, thị trường tiền tệ, từ vay mượn từ NHTW để cho vay lại nền kinh tế. Trong hoạt động của NHTM, vốn lõi để cho vay (core deposit) là vốn huy động từ TCKT và dân cư. Các NHTM VN đang bị hạn chế việc sử dụng vốn từ Thị trường liên NH, từ SBV để cho vay lại và trong quá trình giảm sau một thời gian dài chiếm dụng trong quá trình kích thích kinh tế hồi phục sau khủng hoảng bằng hệ thống Ls chính sách thấp (NHTM tiến hành interest rate artbitrage). Nhưng vẫn duy trì rất cao tỷ lệ vốn này trên tổng nợ và dùng để tài trợ cho các khoản cho vay/tiền gửi trên thị trường tiền tệ – rất rủi ro. Tỷ lệ này cũng hàm ý rằng, vấn đề thanh khoản của NHTM sẽ căng thẳng nếu NH quá lệ thuộc vào nguồn vốn từ Liên NH, từ NHNN (OMO chẳng hạn) – đây là rủi ro mang tính hệ thống rất cao (liên quan chằng chịt và tác động lan tỏa) như tình hình đã xảy ra trong những cuộc đua Ls gần đây (SBV rút mạnh trên OMO, NHTM lớn rút mạnh vốn trên LNH,…)
Chú ý Wholesale Funding ratio cao thì Short-term financing of long term loans ratio cũng cao.
Với mặt bằng NH hiện tại, tôi nghĩ có thể đang tồn tại một vài hedge fund (hoặc trong quá trình hình thành). Chú ý, đợt thực hiện CSTT thắt chặt lần này khá dài và quyết liệt, đất nước chúng ta không liên quan (hoặc chưa) đến khả năng chi trả các khoản nợ công, nên về cơ bản, dòng tiền từ CP và NHNN vẫn rất dồi dào, không khiến các NHTM lo ngại mặc dù nhiều biểu hiện rủi ro tăng lên nhanh (như nợ xấu của các khoản tín dụng công nghiệp, BĐS, CK, trong đó có lẽ BĐS và CK có nợ xấu tăng nhanh nhất). Trong trường hợp xấu (có thể là xấu nhất – worst case, hoặc bất lợi adverse scenario với lạm phát vẫn duy trì ở mức rất cao như ở hiện tại (chưa nói cao hơn) và tăng trưởng duy trì ở mức thấp (hoặc bị sụt giảm thêm chẳng hạn), thất nghiệp tăng lên, thì trong vòng 6 tháng tiếp theo, nhiều khả năng nợ xấu và nợ mất khả năng chi trả sẽ tăng gấp đôi/gấp ba theo tốc độ hiện tại, đặc biệt là nhóm nợ BĐS, nhóm nợ vào các DN đặc thù có đòn bẩy cao và nợ vào DN hoạt động dựa vào thị trường bên ngoài – như Châu Âu chẳng hạn. Điều đó có nghĩa là nhiều NH sẽ mất hết vốn liếng và tiến tới mất khả năng chi trả (chi trả chứ không phải là thanh khoản). Dạo này nghe nhiều vụ vỡ nợ rất lớn, mà mỗi lần như thế là có một vài NH “đau tim”. VN thì NH không có nắm các toxic asset theo nghĩa của nó, nhưng nếu đánh giá, có lẽ những khoản trái phiếu doanh nghiệp cũng rất nguy hiểm – dù nó chưa được đưa vào tín dụng.)
Chúng ta xem TCE và WFR của một số quốc gia ở Châu Âu và Mỹ, trong đó, mấy cái mủi tên đỏ là đang căng thẳng, hướng của mủi tên là hướng thay đổi của tỷ lệ này từ 2007 đến 2010. Hiện tại mấy NH ở Bỉ và 
 Pháp đang khó khăn (source: IMF, CR): 


TCE = Tổng Vốn CSH – Tài sản vô hình (intangible assets) – Giá trị thương hiệu (goodwill) – Cổ phần ưu đãi (preferred equity)
TCER = TCE/Tangible Assets.
Tham khảo đầy đủ tại đây

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét