I.
TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI
TỆ
- Tổ
chức hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng
Kinh doanh ngoại tệ là một trong những
nghiệp vụ chủ yếu của NHTM. Nghiệp vụ này một mặt mua và bán ngoại tệ nhằm đáp ứng
nhu cầu ngoại tệ cho DN, đặc biệt là các DN có hoạt động XNK. Mặt khác, nghiệp
vụ này mang lại thu nhập “phi tín dụng” cho ngân hàng, góp phần đa dạng hóa nguồn
thu nhập của NH.
Ở NHTM, nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ
được thực hiện bởi phòng kinh doanh ngoại tệ có thể chia thành 2 bộ phận: bộ phận
kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế và bộ phận kinh doanh ngoại tệ với
KH nội địa. Nhân viên phòng kinh doanh ngoại tệ, tùy theo mục đích kinh doanh
có thể đóng vai trò là Nhà kinh doanh (dealer), nhà môi giới (broker), nhà đầu
cơ (speculator) hay nhà kinh doanh chênh lệch giá (arbitrageur).
- Các
nhà kinh doanh (dealers)
– là những người tham gia nhằm mua bán thường xuyên trên thị trường nhằm
kiếm lời từ chênh lệch giữa giá bán ra và giá mua vào ngoại tệ. Mục tiêu của
nhà kinh doanh là kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giữa giá bán và giá mua.
Khác với nhà môi giới, nhà kinh doanh có tham gia mua bán nên chấp nhận rủi
ro trong TH mua ngoại tệ vào nhưng sau đó ngoại tệ ấy xuống giá hoặc bán
ngoại tệ ra nhưng sau đó ngoại tệ ấy lên giá.
- Các
nhà môi giới (brokers)
– là những người tham gia trên thị trường với tư cách là trung gian trong
các giao dịch mua bán hoặc mua bán thay cho người khác nhằm thu hoa hồng
qua từng chuyến giao dịch. Mục tiêu của nhà môi giới là hoa hồng thu được
qua từng chuyến giao dịch. Khác với nhà kinh doanh, nhà môi giới chỉ là
trung gian chứ không tham gia mua bán nên không phải chấp nhận rủi ro.
- Các
nhà đầu cơ (Speculators)
– là những người tham gia thị trường với hy vọng tìm kiếm lợi nhuận nếu sự
thay đổi tỷ giá theo đúng dự đoán đồng thời sẵn sàng chấp nhận rủi ro nếu
như tỷ giá biến động trái ngược với dự đoán của họ. Nhà đầu cơ giống nhà
kinh doanh ở chỗ có tham gia mua bán ngoại tệ và kiếm lợi nhuận từ chênh lệch
giá lúc mua so với lúc bán hoặc giá lúc bán so với lúc mua. Tuy nhiên, nhà
đầu cơ khác nhà kinh doanh ở chỗ, họ có rủi ro hơn do thời gian giữa lúc bán và lúc mua trong TH đầu cơ thường
dài hơn trong TH kinh doanh. Chẳng hạn, nhà đầu cơ dự báo trong tương lai
đồng USD sẽ lên giá so với đồng VND, khi ấy họ sẽ mua USD chờ đến khi USD
lên giá bán lại để kiếm lời. Hoạt động này được xem như là đầu cơ giá lên.
Ngược lại, nếu nhà đầu cơ dự báo tương lai đồng EUR sẽ xuống giá so với
USD, khi ấy họ sẽ bán EUR ngay hiện tại và chờ đến khi EUR xuống giá sẽ
mua lại. Hoạt động này được xem như là đầu cơ giá xuống.
- Các
nhà kinh doanh chênh lệch giá (arbitraguers) – là những người tìm lợi nhuận từ
các cơ hội kinh doanh thuận lợi với phương châm là mua vào ở nơi nào, lúc
nào rẻ và bán ở nơi nào, lúc nào đắt nhằm kiếm lợi nhuận phi rủi ro cho một
thời gian rất ngắn. Các nhà kinh doanh chênh lệch giá là những người
chuyên khai thác sự mất cân bằng tỷ giá giữa các khu vực để ra quyết định
mua bán nhằm kiếm lợi nhuận phi rủi ro. Chẳng hạn, nếu USD có giá cao ở
TP. Hồ Chí Minh trong khi rẻ ở Sydney, nhà kinh doanh chênh lệch giá sẽ bỏ
VND ở TP. HCM để mua đô la Úc (AUD), sau đó sử dụng AUD để mua USD ở
Sydney và bán USD lại ở TP. HCM để
thu về số VND lớn hơn lúc bỏ ra.
1.2.
Các loại giao dịch ngoại tệ
Hầu hết các NHTM ở VN đều có hoạt động
kinh doanh ngoại tệ. Tuy nhiên, tùy theo chiến lược hoạt động của mình có ngân
hàng rất chú trọng hoạt động này cũng có ngân hàng không quan tâm lắm đến hoạt
động này. Các ngân hàng chú trọng đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ chẳng hạn
như Vietcombank, Eximbank, ACB, Đông Á bank, Techcombank…thường có một bộ phận
chuyên KD trên ngoại tệ thị trường quốc tế và một bộ phận chuyên kinh doanh vào
ngoại tệ với KH nội địa. Các loại gioa dịch kinh doanh ngoại tệ mà các NH thường
thực hiện bao gồm:
- Giao dịch giao ngay ngoại tệ (Currency
Spot Transactions).
- Giao dịch kỳ hạn ngoại tệ (Currency
Forward Transactions).
- Giao dịch hoán đổi ngoại tệ (Currency
Swaps Transactions).
- Giao dịch giao sau ngoại tệ (Currency
Futures Transactions).
- Giao dịch quyền chọn ngoại tệ (Currency
Options Transactions).
- Giao dịch kinh doanh chênh lệch
giá (Arbitrage).
1.3.
Rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ
Kinh doanh ngoại tệ nói chung là một
hoạt động rủi ro, ngoại trừ hoạt động môi giới và kinh doanh chênh lệch giá. Rủi
ro trong kinh doanh ngoại tệ là rủi ro tỷ giá, tức là rủi ro khi tỷ giá biến động.
Rủi ro này phát sinh tùy theo trạng thái (position) của ngân hàng về một loại
ngoại tệ nào đó. Khi ngân hàng mua vào nhiều hơn bán ra một loại ngoại tệ nào
đó, chẳng hạn EUR, khi ấy ngân hàng ở trạng thái dương (long position) đồng
EUR. Nếu sau khi mua vào mà EUR giảm giá thì ngân hàng bị lỗ. Do đó, ở trạng
thái dương EUR, rủi ro kinh doanh ngoại tệ ở chỗ EUR có thể giảm giá trong
tương lai. Ngược lại, khi ngân hàng bán EUR ra nhiều hơn mua vào thì ngân hàng ở
trạng thái âm EUR. Ở trạng thái này rủi ro kinh doanh ngoại tệ ở chỗ EUR lên
giá trong tương lai.
Khi trạng thái của một loại ngoại tệ
nào đó chưa được cân bằng nghĩa là ngân hàng ở trạng thái dương hoặc âm một loại
ngoại tệ nào đó, ngân hàng phải quyết định hoặc là tiếp tục ở trạng thái mất
cân bằng đó để đầu cơ với kỳ vọng tìm kiếm được lợi nhuận hoặc là tìm cách cân
bằng trạng thái ngoại tệ để tránh rủi ro tỷ giá. Để cân bằng trạng thái ngoại tệ
trong trường hợp ở trạng thái dương, ngân hàng có thể tham gia bán ngoại tệ
đang ở trạng thái dương ra trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoặc thị trường
ngoại hối quốc tế. Ngược lại, để cân bằng trạng thái ngoại tệ trong TH ở trạng
thái âm, ngân hàng có thể mua vào ngoại tệ đang ở trạng thái âm đó trên thị trường
ngoại tệ liên ngân hàng hoặc thị trường ngoại hối quốc tế. Khi trạng thái của một
loại ngoại tệ nào đó trở về vị thế cân bằng, ngân hàng không còn rủi ro biến động
tỷ giá của ngoại tệ đó.
II.
KINH DOANH NGOẠI TỆ TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC
TẾ
2.1.
Cơ
chế kinh doanh ngoại tệ với thị trường quốc tế
Để thực hiện kinh doanh ngoại tệ trên
thị trường quốc tế, trước tiên NHTM phải được phép của NHNN và phải tuân theo
các quy định về mở tài khoản và chuyển ngoại tệ ra nước ngoài. Kế đến phòng
kinh doanh ngoại tệ có thể tuyển dụng, huấn luyện và tổ chức cho các nhân viên
(dealer) của mình thực hiện các giao dịch kinh dianh trong phạm vi hạn mức đó.
Trường hợp đầu cơ hoặc giao dịch với hạn mức lớn cho phép phải xin ý kiến và được
sự đồng ý của lãnh đạo ngân hàng.
2.2.
Thông
tin về tỷ giá
Thông tin về tỷ giá và những sự kiện
có liên quan đến tỷ giá đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định ra lệnh
mua hay bán một loại ngoại tệ nào đó. Trước khi ngồi vào thực hiện giao dịch,
nhân viên kinh doanh ngoại tệ nên đọc lướt qua thông tin tỷ giá và các sự kiện
có liên quan tới tỷ giá. Những thông tin này thường xuất hiện trên các phương
tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình, internet. Các thông tin về
tình hình kinh tế, cán cân thương mại, cán cân thanh toán quốc tế, lãi suất,
chính sách tiền tệ, giá dầu, giá vàng, tình hình an ninh chính trị khu vực và
thế giới…là những thông tin nhạy cảm và có tác động đến tỷ giá các loại ngoại tệ
giao dịch trên thị trường quốc tế. Những thông tin này cần được thu thập và
phân tích hàng ngày, thâm chí hàng giờ để làm cơ sở cho việc dự báo tỷ giá trước
khi ra lệnh mua hay bán một loại ngoại tệ nào đó.
2.3.
Dự
báo tỷ giá
Dự báo tỷ giá là một khâu rất quan trọng
trong chuỗi các khâu cần thực hiện khi kinh doanh ngoại tệ. Dự báo tỷ giá giúp
bạn có thể hình thành kỳ vọng hợp lý về tỷ giá của một loại ngoại tệ nào đó, từ
đó, bạn mới có thể ra quyết định mua hay bán ngoại tệ. Hình vẽ dưới đây minh họa
vai trò của dự báo tỷ giá và quy trình
thực hiện dự báo tỷ giá trước khi quyết định đặt lệnh mua hay bán.
Những thông
tin có ảnh hưởng đến tỷ giá => Các công cụ dự
báo tỷ giá => Kỳ vọng hợp
lý về tỷ giá ngoại tệ => Quyết định
mua hay bán ngoại tệ
2.3.1. Các
thông tin ảnh hưởng đến tỷ giá
Có rất nhiều loại thông tin ảnh hưởng
đến tỷ giá giữa hai đồng tiền bao gồm các thông tin kinh tế như tốc độ tăng trưởng
kinh tế GDP, tình hình thất nghiệp, tình hình cán cân thương mại và cán cân
thanh toán quốc tế, tình hình lạm phát và lãi suất và các thông tin phi kinh tế
khác như tình hình chính, an ninh, khủng bố, lời phát biểu hay bình luận quan
trọng của các nhà lãnh đạo quốc gia…
Các loại thông tin này có thể trực tiếp
hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến tỷ giá. Thông thường các nhà nghiên cứu thường xem
lạm phát và lãi suất như là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá trong khi
các yếu tố khác có thể tác động đến tỷ giá. Khi phân tích ảnh hưởng của một yếu
tố nào đó lên tỷ giá cần hiểu rõ chiều hướng tác động của yếu tố đó. Chẳng hạn
phân tích tác động của tình hình thất nghiệp lên tỷ giá EUR/USD chúng ta kỳ vọng
rằng tỷ lệ thất nghiệp đanh giảm xuống ở Mỹ có tác động làm tăng giá USD so với
EUR. Ngược lại, khi tỷ thất nghiệp ở Mỹ tăng lên có thể tác động làm giảm giá
EUR so với USD.
Việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng để
dự báo tình hình tỷ giá là một việc quan trọng và phức tạp. Nó đòi hỏi người
phân tích phải am hiểu thông tin, nắm rõ tình hình thị trường và có kỹ năng
phân tích kinh tế vĩ mô. Để giúp nhà phân tích có cơ sở thực hiện phân tích và
dự báo tỷ giá phần tiếp theo sẽ xem xét hai công cụ dự báo thường được áp dụng:
Lý thuyết đồng giá sức mua (PPP) và lý thuyết cân bằng lãi suất (IRP). Hai lỹ
thuyết này đã được giới thiệu và xem xét kỹ trong các môn học Kinh tế quốc tế,
Tài chính quốc tế và Thanh toán quốc tế.
2.3.2. Các
công cụ dự báo tỷ giá
Để dự báo tỷ giá của hai ngoại tệ nào
đó chúng ta có thể sử dụng lý
thuyết cân bằng sức mua (PPP). PPP dựa trên cơ sở giả định rằng không có
chi phí giao dịch và nếu các yếu tố khác không đổi thì đồng tiền nào có tỷ lệ lạm
phát cao hơn được kỳ vọng sẽ giảm giá so với đồng tiền kia. Chẳng hạn để dự báo
tỷ giá EUR/USD chúng ta có thể sử dụng mô hình dự báo tổng quát theo PPP như sau:
et=eo[(1+iUSD)/1+(iEUR)]^t
Trong
đó;
et là tỷ giá EUR/USD ở thời điểm t trong
tương lai
eo là tỷ giá EUR/USD ở thời điểm hiện
tại;
iUSD và iEUR lần lượt là tỷ lệ lạm
phát của đồng EUR và đồng USD. Thông thường chúng ta chỉ quan tâm dự báo tỷ giá
sau một kỳ nhất định nên t=1, dó đó công thức dự báo tỷ giá có thể viết thành:
et=eo[(1+iUSD)/1+(iEUR)]
Bạn có thể đã gặp mô hình này trong
môn học Tài chính quốc tế hoặc Thanh toán quốc tế. Ở đây không nhắc lại vấn đề
lý thuyết của mô hình này mà chú trọng đến việc hướng dẫn bạn cách thức sử dụng
mô hình này để dự báo tỷ giá. Để dự báo tỷ giá EUR so với USD theo mô hình này,
bạn cần thu thập thông tin của 3 biến:
- Tỷ giá giao ngay giữa EURR và
USD, eo
- Tỷ lệ lạm phát kỳ vọng ở Mỹ, iUSD
- Tỷ lệ lạm phát kỳ vọng ở châu Âu,
iEUR.
Thông tin về các biến số này không khó
khăn lắm khi thu thập. Bạn có thể tìm thấy tỷ lệ lạm phát dễ dàng từ các
website nói về tình hình và triển vọng kinh tế Mỹ và châu Âu. Chảng hạn, tỷ giá
EUR/USD hiện tại là 1.2234 trong khi tỷ lệ lạm phát của Mỹ và châu Âu lần lượt
là 3 và 3,5%, bạn có thể dự báo tỷ giá EUR/USD sau một năm nữa sẽ là:
et=eo[(1+iUSD)/1+(iEUR)] = 1,2234*[(1+0,03)/(1+0,05)] = 1,2175
Tuy nhiên, dự báo này bao giờ cũng có
sai số nhất định do ảnh hưởng của các yếu tố khác chưa thể đưa vào mô hình dự
báo. Mặt khác, đứng trên giác độ mục tiêu dự báo chúng ta cũng không nhất thiết
phải có được kết quả dự báo chính xác hoàn toàn mà chỉ cần dự báo đúng được xu
hướng trong tương lai là EUR sẽ giảm giá so với USD. Nhược điểm của mô hình dự
báo tỷ giá này là ở chỗ nó cho rằng chỉ có lạm phát tác động trực tiếp đến tỷ
giá trong khi các yếu tố khác như tình hình tăng trưởng kinh tế, tình hình cán
cân thương mại, cán cân thanh toán quốc tế… thông qua lạm phát tác động gián tiếp
đến tỷ giá. Điều này không đúng trên thực tế nên làm hạn chế đến mức độ chính
xác của mô hình dự báo này. Hơn nữa, các quốc gia thường công bố số liệu tỷ lệ
lạm phát theo năm, do đó, sử dụng mô hình PPP dự báo tỷ giá thường theo thời hạn
một năm. Điều này lại không thực tế vì nhà kinh doanh cần được dự báo tỷ giá với
thời hạn ngắn hơn.
Để khắc phục trở ngại này, bạn có thể
sử dụng lý thuyết cân bằng
lãi suất (IRP).
Lý thuyết cân bằng lãi suất có thể sử
dụng như một công cụ dự báo tỷ giá dựa vào lãi suất thay vì dựa vào tỷ lệ lạm
phát. Số liệu lãi suất có thể thu thập theo thời hạn năm, tháng, thậm chí theo
ngày. Do vậy, có thể sử dụng lý thuyết cân bằng lãi suất để dự báo tỷ giá cho
thời hạn tương đối ngắn. Điều này phù hợp với thực tiễn của các nhà kinh doanh
hơn.
Để sử dụng lý thuyết cân bằng lãi suất
dự báo tỷ giá, bạn phải thu thập số liệu về tỷ giá ngoại tệ ở hiện tại và lãi
suất của hao ngoại tệ đó, sau đó áp dụng công thức tính như sau:
et=eo[(1+rUSD)/1+(rEUR)]^t
Trong đó;
et là tỷ giá thời điểm t; eo là tỷ giá
hiện tại
rUSD và rEUR lần lượt là lãi suất của
USD và EUR trong thời hạn t. Thông thường chúng ta chỉ quan tâm dự báo tỷ giá
sau một kỳ nhất định nên t=1. Do đó công thức dự báo tỷ giá có thể viết thành:
et=eo[(1+rUSD)/1+(rEUR)]
Để dự báo tỷ giá EUR so với USD theo
mô hình này, bạn cần thu thập thông tin của 3 biến:
- Tỷ giá giao ngay giữa EUR và USD,
eo
- Lãi suất kỳ vọng ở Mỹ, rUSD
- Lãi suất kỳ vọng ở châu Âu, rEUR
Thông tin về các biến số này không khó
khăn lắm khi thu thập. Bạn có thể tìm thấy lãi suất dễ dàng từ các website[i]
của NHTM trong và ngoài nước. Chảng hạn, tỷ giá EUR/USD hiện tại là 1,2234
trong khi lãi suất của dollar Mỹ là 3,25%/năm và đồng euro châu Âu là 3,5%/năm.
Có thể dự báo tỷ giá EUR/USD sau 1 năm nữa sẽ là:
et=eo[(1+rUSD)/1+(rEUR)] = 1,2234*[(1+0,0325)/(1+0,035)]
Cũng như lý thuyết đồng giá sức mua, dự báo tỷ
giá theo lý thuyết cân bằng lãi suất có những sai số nhất định do ảnh hưởng của
các yếu tố khác không được phản ánh trong mô hình dự báo. Trong mô hình này,
chúng ta đã ngầm giải định rằng những những yếu tố khác có ảnh hưởng đến tỷ giá
đều được phản ánh thông qua yếu tố lãi suất. Điều này không đúng trên thực tiễn
nên làm cho mô hình dự báo trở nên kém chính xác. Tuy vậy, mô hình dự báo vẫn
có ý nghĩa ở chỗ cho phép chúng ta dựa vào lãi suất để kỳ vọng tỷ giá trong
tương lai của 2 đồng tiền. Chẳng hạn, trong ví dụ trên đây mặc dù chúng ta
không thể dự báo chính xác được tỷ giá EUR/USD là bao nhiêu nhưng dựa vào lãi
suất chúng ta có thể kỳ vọng hợp lý rằng trong tương lai EUR sẽ hạ giá so với
USD.
2.3.3. Kỳ
vọng hợp lý về tỷ giá
Kỳ vọng hợp lý chính là dự báo tối ưu,
tức là dự báo tốt nhất dựa trên thông tin có được. Ở đây dựa trên thông tin tỷ
giá hiện tại và lãi suất của 2 đồng tiền chúng ta có thể dự báo về tỷ giá để từ
đó hình thành nên kỳ vọng về tỷ giá EUR/USD trong tương lai. Kỳ vọng này được
xem là kỳ vọng hợp lý về tỷ giá vì nó phản ảnh thông tin tốt nhất mà chúng ta
có được.
Với những thông tin có được trên đây,
chúng ta kỳ vọng rằng trong tương lai EUR sẽ hạ giá so với USD. Với tư cách là
một nhà kinh doanh bạn kỳ vọng như thế. Các nhà kinh doanh khác trên TG cũng sẽ
có những phân tích, dự báo và kỳ vọng tương tự như bạn. Kỳ vọng của các nhà
kinh doanh sẽ có tác động đến hành vi của họ. Ở đây họ kỳ vọng rằng EUR xuống giá
so với USD, do đó, phản ứng của họ là sẽ bán EUR và mua USD.
Nhiều người kỳ vọn và phản ứng giống
nhau khiến cho cung EUR và cầu USD tăng lên. Kết quả là tỷ giá EUR/USD hay nói
khác đi là EUR giảm giá so với USD.
2.4.
Quyết định mua hay bán ngoại tệ
Đầu giờ giao dịch, trước hết bạn nên
điểm qua thông tin tỷ giá đóng cửa của ngày hôm trước. Kế đến lướt qua và thu
thập những thông tin và sự kiện mới nhất có ảnh hưởng đến tỷ giá. Sau đó bạn xử
lý và phân tích những thông tin này để dự báo tỷ giá và hình thành kỳ vọng hợp
lý về tỷ giá của một loại ngoại tệ nào đó so với USD. Dựa trên kỳ vọng tỷ giá
này bạn có thể đặt lệnh mua hay lệnh bán. Chẳng hạn bạn kỳ vọng EUR xuống giá
trong CHF lên giá. Khi ấy bạn sẽ đặt lệnh bán EUR và lệnh mua CHF. Nên nhớ rằng
kỳ vọng chỉ là dự báo chứ chưa xảy ra cho nên bạn có rủi ro. Trong trường hợp
này bạn kỳ vọng EUR xuống giá nên đặt lệnh bán EUR trong khi các nhà kinh doanh
khác trên thị thị trường quốc tế, do có được thông tin khác bạn, có thể kỳ vọng
răng EUR lên giá do đó họ đặt lệnh mua thay vì đặt lệnh bán như bạn. Nếu doanh
số của lệnh mua lớn hơn doanh số của lệnh bán khiến cho EUR lên giá trên thị
trường, khi ấy bạn sẽ bị lỗ vì bán đi một ngoại tệ sau đó ngoại tệ này lên giá.
(St)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét