Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2011

Nghiệp vụ huy động vốn của NHTM


1.   Huy động vốn thông qua tài khoản tiền gửi
Huy động vốn thông qua TK là hình thức huy động cổ điển và mang tính đặc thù riêng có của NHTM. Do vậy, đây cũng là điểm khác biệt giữa NHTM với các tổ chức TD phi NH. Chính vì đặc thù này mà NHTM thường được gọi là tổ chức nhận ký thác (depository instituitions) trong khi các TCTD phi NH được gọi là tổ chức không nhận ký thác (non - depository instituitions).
Do nhu cầu và động thái gửi tiền của KH rất đa dạng và khác nhau nên để thu hút được nhiều KH gửi tiền, NHTM phải thiết kế và phát triển thành nhiều loại sản phẩm tiền gửi khác nhau.

1.1.        Tiền gửi thanh toán 
Tham khảo Sản phẩm tài khoản TGTT của Vietcombank
a.    Đối tượng KH và tình huống sử dụng
TGTT là hình thức huy động vốn của NHTM bằng cách mở cho KH TK gọi là tài khoản tiền gửi thanh toán. TK này mở cho các đối tượng KH; Cá nhân hoặc Tổ chức, có nhu cầu thực hiện thanh toán qua ngân hàng.
Thanh toán qua ngân hàng là một loại dịch vụ thanh toán, theo đó NH thực hiện việc trích chuyển tiền từ TK của đơn vị phải trả, bằng cách ghi Nợ vào TK, sang TK của đơn vị thụ hưởng, bằng cách ghi Có vào TK. Để thực hiện được nghiệp vụ thanh toán này đòi hỏi KH phải mở TK tiền gửi thanh toán ở NH. Số dư trên TK tiền gửi TT của KH có thể hình thành từ nguồn; (1) Do KH nộp tiền mặt vào, (2) Do KH nhận tiền chuyển khoản từ các đơn vị khác. Số dư này nhằm duy trì khả năng thanh toán và chi trả của KH ở bất cứ thời điểm nào.
Tuy nhiên, không phải lúc nào KH cũng huy động số dư TKTGTT của họ vào thanh toán. Do vậy, đôi khi số dư này nhàn rỗi tạm thời cho đến khi được huy động vào thanh toán. Những lúc tạm thời nhàn rỗi số dư này trở thành nguồn vốn của ngân hàng, do đó, ngân hàng có thể sử dụng cho hoạt động của mình. Tuy nhiên, do TKTG là loại TK không kỳ hạn, KH có thể rút tiền bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho NH, nên NH rất khó kế hoạch hóa việc sử dụng loại tiền gửi này. Chính vì vậy, đối với loại tiền gửi này thường NH trả lãi suất rất thấp, hoặc thậm chí không trả lãi cho khách hàng. Do không được hưởng lãi cao nên KH thường duy trì số dư TKTGTT không nhiều, chỉ đủ đáp ứng nhu cầu chi trả hằng ngày của họ.
Mặc dù số dư TKTG của từng KH thường không lớn, nhưng do là trung tâm tập trung tiền tệ và cung cấp dịch vụ thanh toán, nên NHTM có số lượng KH rất đông khiến cho tổng số vốn huy động qua tiền gửi thanh toán của tất cả KH trở nên lớn đáng kể. Toàn bộ số dư trên TKTGTT giúp hình thành nên nguồn vốn ngắn hạn của NH. NH có thể sử dụng nguồn vốn này vào mục đích cấp tín dụng ngắn hạn hoặc cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác.

  1. Thủ tục mở TK
Hiện nay hầu hết các NHTM đều khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho KH, kể cả KH cá nhân và KH tổ chức, được mở TKTGTT tại NHTM, khách hàng cần làm các thủ tục sau đây;
+ Đối với KH cá nhân, chỉ cần điền vào mẫu giấy đề nghị mở TKTG cá nhân, đăng ký chữ ký mẫu, xuất trình và nộp bản sao CMND.
+ Đối với KH tổ chức, chỉ cần điền vào mẫu giấy đề nghị mở TKTGTT, đăng ký mẫu chữ ký và mẫu con dấu của người đại diện, xuất trình và nộp bản sao các giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của tổ chức, và các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của chủ TK.
+ Đối với KH là chủ TK cần điền và nộp giấy đề nghị mở TK đồng sở hữu, các giất tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người đại diện cho tổ chức tham gia TK đồng sở hữu, văn bản thỏa thuận quản lý và sử dụng TK chung của các đồng chủ TK.

  1. Tính lãi tiền gửi thanh toán
Theo thông lệ ở các nước phát triển, ngân hàng không trả lãi cho KH mở TK tiền gửi thanh toán vì mục đich của KH khi sử dụng TK này là để thực hiện thanh toán qua ngân hàng chứ không phải để hưởng lãi. Hơn nữa, ngân hàng còn yêu cầu KH phải duy trì một số dư tối thiểu (compensation balance) để được hưởng các dịch vụ NH, nếu không có đủ số dư này thì KH phải trả phí cho NH.
Ở Việt Nam, do dân chúng chưa có thói quen sử dụng TK và gửi tiền vào NH nên để thu hút KH, ngân hàng vẫn trả lãi đối với TKTGTT. Tuy nhiên mức lãi suất áp dụng thường rất thấp, thường là áp dụng lãi suất không kỳ hạn để áp dụng cho TK này. Lãi tiền gửi thanh toán có thể tính theo định kỳ hằng tháng hoặc quý theo phương pháp tích số và lãi được nhập vào số dư có TKTG của KH. Ví dụ cách tính lãi TKTGTT của công ty A có tình hình số dư như sau:
Ngày
Số dư
Số ngày của số dư
Tích số
1-Feb
       152,000,000
4
         608,000,000
5-Feb
       120,000,000
5
         600,000,000
10-Feb
         24,235,000
8
         193,880,000
18-Feb
       145,046,780
7
     1,015,327,460
25-Feb
         89,274,650
2
         178,549,300
27-Feb
   1,289,332,746
1
     1,289,332,746
28-Feb
       145,782,920
14
     2,040,960,880
12-Mar
   6,475,859,569




Tổng cộng
     5,926,050,386


Tiền lãi
           395,070.03

Tiền lãi tháng 2 của TKTGTT của công ty A trên đây là 395,070 đồng được xác định theo công thức sau:
Tiền lãi = (Số dư TK*Số ngày tồn tại số dư*0.2%)/30

Hầu hết các NH đều chương trình hóa công việc tính lãi và hàng tháng tự động nhập lãi vào số dư gốc TKTGTT của KH.

1.2.        Tiền gửi tiết kiệm
  1. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
Sản phần TGTKKKH được thiết kế dành cho đối tượng KH cá nhân hoặc TC, có tiền tạm thời nhàn rỗi muốn gửi NH vì mục tiêu an toàn và sinh lợi nhưng không thiết lập được KH sử dụng  tiền gửi trong tương lai. Đối với KH khi chọn lựa hình thức tiền gửi này thì mục tiêu an toàn và tiện lợi quan trọng hơn là mục tiêu sinh lợi. Đối với NH, vì loại tiền gửi này được KH muốn rút bất cứ lúc nào cũng được nên NH phải đảm bảo tồn quỹ để chi trả và khó lên KH sử dụng tiền gửi để cáp tín dụng. Do vậy, NH thường phải trả lãi suất rất thấp cho loại tiền gửi này.
Thủ tục mở Sổ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn rất đơn giản. Chỉ cần KH đến bất cứ chi nhánh nào của NH, điền vào mẫu giấy đề nghị gửi tiết kiệm không kỳ hạn có kèm theo giấy CMND và chữ ký mẫu. Nhân viên sẽ hoàn tất thủ tục nhận tiền và cấp sổ tiền gửi ngay cho KH.
Với sổ tiền gửi TKKKH, KH có thể gửi tiền và rút tiền bất cứ lúc nào trong giờ giao dịch. Tuy nhiên, khác với hình thức TKTG cá nhân, mỗi lần giao dịch KH phải xuất trình Sổ tiền gửi (Sổ tiết kiệm) và chỉ có thể thực hiện được các giao dịch ngân quỹ như là gửi tiền và rút tiền chứ không thể thực hiện được các giao dịch thanh toán như trong TH tiền gửi thanh toán. Ngoài ra, với hình thức tiền gửi thanh toán KH còn có thể được cung câp kèm theo dịch vụ thẻ giao dịch qua máy ATM trong khi với tiền gửi tiết kiệm không được cung cấp dịch vụ kèm theo này.
  1. Tiết kiệm định kỳ
Khác với tiền gửi TK không kỳ hạn, TGTKĐK được thiết kế dành cho KH cá nhân và tổ chức có nhu cầu gửi tiền vì mục đích an toàn, sinh lợi và thiết lập được KH sử dụng tiền trong tương lai. Đối tượng KH chủ yếu của loại tiền gửi này là các cá nhân muốn có thu nhập ổn định và thường xuyên, đáp ứng cho việc chi tiêu hàng tháng hoặc hàng quý. Đa số KH thích lựa chọn hình thức gửi tiền này là công nhân, viên chức hưu trí. Mục tiêu quan trọng của họ khi lựa chọn hình thức tiền gửi này là lợi tức có được theo định kỳ. Do vậy, lãi suất đóng vai trò quan trọng để thu hút được đối tượng KH này. Dĩ nhiên, lãi suất trả cho loại tiền gửi tiết kiệm định kỳ cao hơn LS trả cho loại tiền gửi không kỳ hạn. Ngoài ra, mức LS còn thay đồi theo kỳ hạn gửi (3,6,9 hay 12 tháng), tùy theo loại đồng tiền gửi tiết kiệm (VND, USD, EUR hay vàng) và tùy theo uy tín và rủi ro của ngân hàng nhận tiền gửi.
Về thủ tục mở sổ, theo dõi hoạt động và tính lãi cũng tiến hành tương tự như TGTKKKH, chỉ khác ở chỗ KH chỉ được rút tiền gửi theo đúng kỳ hạn đã cam kết, không được phép rút tiền trước hạn. Tuy nhiên, để khuyến khích và thu hút KH gửi tiền đôi khi NH cho phép KH được rút tiền gửi trước hạn nếu có nhu cầu, nhưng khi đó KH bị mất tiền lãi hoặc chỉ được trả lãi theo LS tiền gửi không kỳ hạn.
TGTK có kỳ hạn có thể phân chia thành nhiều loại. Căn cứ vào thời hạn có thể chia thành tiền gửi kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng và trên 12 tháng. Căn cứ vào phương thức trả lãi có thể chia thành;
+ Tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi đầu kỳ
+ Tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi cuối kỳ
+ Tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi theo định kỳ (tháng hoặc quý).
Việc phân chia TGKH thành nhiều loại khác nhau làm cho SP tiền gửi của NH trở nên đa dạng và phong phú có thể đáp ứng được nhu cầu tiền gửi đa dạng của KH.
  1. Các loại tiền gửi tiết kiệm khác
Ngoài 2 loại tiền gửi TK chính là TK không kỳ hạn và TK có kỳ hạn, hầu hết các NHTM đều có thiết kế những loại tiền gửi TK khác như’ TK tiện ích, TK có thưởng, TK an khang với nét đặc trưng riêng nhằm làm cho SP của mình luôn được đổi mới theo nhu cầu KH và tạo ra rào cản dị biết để chống lại sự bắt chước của các đối thủ cạnh tranh.

2.   Huy động vốn qua phát hành GTCG
Ngoài việc huy động vốn qua TK tiền gửi thanh toán và TK tiết kiệm, các TCTD nói chung và NHTM nói riêng còn có thể huy động vốn bằng cách phát hành GTCG.
Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và người mua. Một GTCG thường kèm theo các thuộc tính sau đây:
+ Mệnh giá – là số tiền gốc được in sẵn hoặc ghi trên GTCG phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi trên GT chứng nhận quyền sở hữu đối với GTCG phát hành theo hình thức ghi sổ.
+ Thời hạn GTCG – là khoảng thời gian từ ngày TCTD nhận được nợ đến hết ngày cam kết thanh toán toàn bộ khoản nợ.
+ Lãi suất được hưởng – là LS áp dụng để tính lãi cho người mua GTCG được hưởng.
GTCG có thể phân thành nhiều loại khác nhau. Căn cứ vào quyền sở hữu có thể chia GTCG thành các giấy tờ có giá ghi danh và GTCG vô danh.
+ Giấy tờ có giá ghi danh là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ có ghi tên người sở hữu.
+ Giấy tờ có giá vô danh là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ không ghi tên người sở hữu. Giấy tờ có giá vô danh thuộc quyền sở hữu của người nắm giữ giấy tờ có giá.
Căn cứ vào thời hạn, GTCG có thể chia thành 2 loại, tương ứng với thời hạn huy động vốn: GTCG có giá ngắn hạn và GTCG dài hạn. (tham khảo thêm)

2.1.        Huy động vốn ngắn hạn
Để huy động vốn ngắn hạn, các TCTD có thể phát hành GTCG ngắn hạn. GTCG ngắn hạn là GTCG có thời hạn dưới 12 tháng, bao gồm; Kỳ phiếu, Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các GTCG ngắn hạn.
Trước thời điểm phát hành từng đợt ít nhất là 20 ngày làm việc, tổ chức tín dụng phải gửi Thông báo phát hành của đợt phát hành dự kiến về Ngân hàng Nhà nước.
Thông báo phát hành bao gồm các nội dung sau:
+ Tên tổ chức tín dụng phát hành.
+ Tên gọi giấy tờ có giá (kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn...).
+ Tổng mệnh giá của đợt phát hành.
+ Thời hạn giấy tờ có giá; Hình thức phát hành.
+ Ngày phát hành.
+ Ngày đến hạn thanh toán.
+ Lãi suất; Phương thức trả lãi; Thời điểm, địa điểm trả lãi.
+ Phương thức hoàn trả.
+ Địa điểm thanh toán tiền gốc giấy tờ có giá.
+ Kết quả phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn của các đợt phát hành trước trong năm tài chính (nếu có)
+ Các nội dung thông báo khác của tổ chức tín dụng phát hành.
2.2.        Huy động vốn trung và dài hạn
Muốn huy động vốn trung và dài hạn (3 năm, 5 năm hay 10 năm) các NHTM có thể phát hành Kỳ phiếu, Trái phiếu và Cổ phiếu. Trái phiếu do NH phát hành có thể được xem như là 1 loại TP công ty. So với TPCP thì TPNH rủi ro hơn nên chi phí huy động vốn cao hơn so với TP Kho bạc. Ở Việt Nam thời gian qua các NHTM quốc doanh đều có phát hành TP huy động vốn dài hạn trong khi các NHTMCP hầu như chưa có phát hành TP mà chủ yếu là phát hành cổ phiếu để tăng vốn.
 
3.   Huy động vốn từ các TCTD khác và từ NHNN
Nhìn vào bên nguồn vốn của bảng CĐTS chúng ta có thể nhận thấy NHTM có một bộ phận vốn huy động từ các TCTD khác và bộ phận vốn vay từ NHNN. Các TCTD khác trong khi tham gia hệ thống thanh toán có thể mở TK tại NHTM. Qua TK này NHTM có thể huy động vốn giống như đối với các TCKT bình thường. Ngoài các tổ chứ tín dụng, NHNN cũng có thể là nơi cung cấp vốn cho NHTM dưới hình thức cho vay.
Điều 100. Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính
Ngân hàng thương mại được vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.

LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG NĂM 2010 (LUẬT SỐ: 47/2010/QH12)

Tham khảo thêm:

Mở tài khoản, lưu ý... phí

Sưu tầm và tổng hợp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét