"Nếu gộp hai ngân hàng bé và yếu lại với nhau, kết quả sẽ là một ngân
hàng lớn và yếu, chứ không phải một ngân hàng lớn và tốt hơn".
Đó là quan điểm của ông Louis Taylor, Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng
giám đốc Standard Chartered Việt Nam trong cuộc trao đổi với ĐTCK xoay quanh
chủ đề tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.
Quan điểm về việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đã được đề cập khá mạnh mẽ tại nhiều cấp, ngành ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Ông có nhận định gì về câu chuyện này? Tôi được biết NHNN đã tuyên bố ủng hộ các NHTM sáp nhập với bốn bước: phát triển hệ thống ngân hàng đa dạng về sở hữu, quy mô và loại hình; đảm bảo nâng cao tính an toàn, lành mạnh của hệ thống; việc sáp nhập, hợp nhất theo nguyên tắc tự nguyện, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và quyền, nghĩa vụ kinh tế của các bên có liên quan; tái cơ cấu được triển khai dưới nhiều hình thức, biện pháp và theo lộ trình thích hợp.
Standard Chartered Việt Nam ủng hộ tầm nhìn đó, bởi Việt Nam hiện có rất nhiều NHTM và không ít đang vất vả trong việc cải thiện tính thanh khoản. Do đó, tái cấu trúc hệ thống là một ý tưởng tốt, vấn đề là cần nghe thêm những phương cách cụ thể từ NHNN và Chính phủ.
Như ông đã biết, NHNN đã tuyên bố không phân biệt quy mô ngân hàng mà vấn đề quan trọng nhất là có hoạt động an toàn, lành mạnh và hiệu quả không? Theo ông, quy mô có quan trọng?
Tôi nghĩ rằng, nếu là một ngân hàng với khả năng thanh khoản yếu, bạn cần phải sáp nhập, nhưng không phải với một ngân hàng yếu khác.
Thị trường cần những ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt và thanh tra NHNN cần vào cuộc để kiểm tra sức khỏe từng đơn vị. Sau đó, bản thân các ngân hàng chưa tốt cần phải đưa ra quyết định và NHNN nên hỗ trợ những quyết định đó.
Theo ý kiến của riêng tôi, tiêu chí cần thiết để đánh giá một ngân hàng tốt là: điều kiện thanh khoản tốt, nguồn vốn mạnh, tập trung vào hoạt động kinh doanh của khách hàng và kỹ năng quản lý rủi ro tốt. Bên cạnh đó, một điều rất quan trọng là NHNN nên đưa ra một lý do hợp lý giải thích tại sao việc tuân thủ luật pháp sẽ tốt hơn cho các ngân hàng. Nếu như việc không tuân thủ mà lại khiến họ được lợi hơn thì các ngân hàng sẽ khó mà làm theo các quyết định của NHNN.
Với kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong ngành ngân hàng, ông có đề xuất nào liên quan đến việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam?
Từ kinh nghiệm sáp nhập và tái cấu trúc trong nhiều thị trường khác, tôi nghĩ rằng, Việt Nam là một thị trường đặc biệt. Việc sáp nhập hai ngân hàng với nhau là không dễ và tôi vẫn muốn nhắc lại là nếu gộp hai ngân hàng bé và yếu lại với nhau, kết quả sẽ là một ngân hàng lớn và yếu, chứ không phải một ngân hàng lớn và tốt hơn. Do đó, NHNN cần thận trọng trong việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thông qua việc sáp nhập.
Chúng ta vẫn chưa rõ NHNN sẽ thực hiện điều này như thế nào, bởi cơ quan này vẫn đang xây dựng Đề án tái cơ cấu ngân hàng chứ chưa công bố một kế hoạch cụ thể nào. Trong quá trình tiến hành cơ cấu lại hệ thống ngân hàng chắc chắn sẽ rất nhiều chuyện có thể xảy ra, nhưng ít nhất chúng ta đã thấy sự nhất trí từ các cấp về yêu cầu phải tái cấu trúc hệ thống này. Và bản thân điều đó đã là một tín hiệu tốt.
Quan điểm về việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đã được đề cập khá mạnh mẽ tại nhiều cấp, ngành ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Ông có nhận định gì về câu chuyện này? Tôi được biết NHNN đã tuyên bố ủng hộ các NHTM sáp nhập với bốn bước: phát triển hệ thống ngân hàng đa dạng về sở hữu, quy mô và loại hình; đảm bảo nâng cao tính an toàn, lành mạnh của hệ thống; việc sáp nhập, hợp nhất theo nguyên tắc tự nguyện, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và quyền, nghĩa vụ kinh tế của các bên có liên quan; tái cơ cấu được triển khai dưới nhiều hình thức, biện pháp và theo lộ trình thích hợp.
Standard Chartered Việt Nam ủng hộ tầm nhìn đó, bởi Việt Nam hiện có rất nhiều NHTM và không ít đang vất vả trong việc cải thiện tính thanh khoản. Do đó, tái cấu trúc hệ thống là một ý tưởng tốt, vấn đề là cần nghe thêm những phương cách cụ thể từ NHNN và Chính phủ.
Như ông đã biết, NHNN đã tuyên bố không phân biệt quy mô ngân hàng mà vấn đề quan trọng nhất là có hoạt động an toàn, lành mạnh và hiệu quả không? Theo ông, quy mô có quan trọng?
Tôi nghĩ rằng, nếu là một ngân hàng với khả năng thanh khoản yếu, bạn cần phải sáp nhập, nhưng không phải với một ngân hàng yếu khác.
Thị trường cần những ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt và thanh tra NHNN cần vào cuộc để kiểm tra sức khỏe từng đơn vị. Sau đó, bản thân các ngân hàng chưa tốt cần phải đưa ra quyết định và NHNN nên hỗ trợ những quyết định đó.
Theo ý kiến của riêng tôi, tiêu chí cần thiết để đánh giá một ngân hàng tốt là: điều kiện thanh khoản tốt, nguồn vốn mạnh, tập trung vào hoạt động kinh doanh của khách hàng và kỹ năng quản lý rủi ro tốt. Bên cạnh đó, một điều rất quan trọng là NHNN nên đưa ra một lý do hợp lý giải thích tại sao việc tuân thủ luật pháp sẽ tốt hơn cho các ngân hàng. Nếu như việc không tuân thủ mà lại khiến họ được lợi hơn thì các ngân hàng sẽ khó mà làm theo các quyết định của NHNN.
Với kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong ngành ngân hàng, ông có đề xuất nào liên quan đến việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam?
Từ kinh nghiệm sáp nhập và tái cấu trúc trong nhiều thị trường khác, tôi nghĩ rằng, Việt Nam là một thị trường đặc biệt. Việc sáp nhập hai ngân hàng với nhau là không dễ và tôi vẫn muốn nhắc lại là nếu gộp hai ngân hàng bé và yếu lại với nhau, kết quả sẽ là một ngân hàng lớn và yếu, chứ không phải một ngân hàng lớn và tốt hơn. Do đó, NHNN cần thận trọng trong việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thông qua việc sáp nhập.
Chúng ta vẫn chưa rõ NHNN sẽ thực hiện điều này như thế nào, bởi cơ quan này vẫn đang xây dựng Đề án tái cơ cấu ngân hàng chứ chưa công bố một kế hoạch cụ thể nào. Trong quá trình tiến hành cơ cấu lại hệ thống ngân hàng chắc chắn sẽ rất nhiều chuyện có thể xảy ra, nhưng ít nhất chúng ta đã thấy sự nhất trí từ các cấp về yêu cầu phải tái cấu trúc hệ thống này. Và bản thân điều đó đã là một tín hiệu tốt.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn ĐTCK, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn
Bình cho rằng:
"Quy mô của các ngân hàng Việt Nam so với các ngân hàng
trong khu vực còn nhỏ bé, dịch vụ ngân hàng tính trên đầu người ở Việt Nam hết
sức thấp, mà số lượng người Việt Nam sử dụng các loại dịch vụ ngân hàng cũng
rất hạn chế. Do đó, có thể khẳng định, chúng ta thừa về số lượng ngân hàng,
nhưng thiếu về dịch vụ ngân hàng và nhìn vào đó đã thấy hướng để củng cố sắp
xếp các ngân hàng.
Nhưng quy mô của các ngân hàng không phải là việc chính, bởi
ngân hàng bé mà hoạt động kiểu bé thì cũng vẫn tốt.
Ở nước ngoài cũng có những
mô hình như vậy, có những ngân hàng rất lớn, nhưng cũng có một mạng lưới ngân
hàng rất nhỏ hoạt động theo đúng nguyên tắc "mèo nhỏ bắt chuột nhỏ".
Sự lành mạnh của một tổ chức tín dụng không chỉ phụ thuộc
vào kích cỡ, mà chủ yếu là do chất lượng hoạt động và độ lành mạnh về tài
chính. Do vậy, quy mô tổ chức tín dụng không phải là vấn đề tôi đặt ra.
Điều
quan trọng đối với xã hội là ngân hàng phải làm sao càng ngày càng có nhiều
dịch vụ hơn, còn đối với từng tổ chức tín dụng là chất lượng hoạt động phải
ngày càng tốt lên.
Tất nhiên, theo quy luật chung, nếu các tổ chức tín dụng
muốn có nhiều dịch vụ hơn, có khả năng phát triển mạnh hơn thì thường phải sáp
nhập, hợp nhất lại với nhau để tạo ra cơ sở vốn lớn hơn. Sáp nhập, đó là sự tự
nguyện của các tổ chức tín dụng và Nhà nước bằng các công cụ của mình sẽ khuyến
khích các tổ chức tín dụng tới việc đó chứ không làm thay".
|
Theo H.Dung
ĐTCK
ĐTCK
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét