Ngoại tệ vào mạnh, kiều hối tăng đột biến
Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2010
Thứ Năm, 30 tháng 12, 2010
Người giàu nhất sàn chứng khoán VN 2010
Cập nhật: 08:23 GMT - thứ năm, 30 tháng 12, 2010
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/12/101230_viet_richlist.shtml
Ông Vượng, sáng lập viên tập đoànVincom, hiện nắm trong tay hai loại cổ phiếu VIC và VPL với tổng trị giá 15.215 tỷ đồng (khoảng 780 triệu đôla Mỹ).
Tính trong quý IV/2010, VIC và VPL là 2 CP nằm trong TOP 10 Cp tăng giá mạnh nhất. VIC xếp No 1 với mức tăng 51.67% trong khi VPL xếp No 10 với mức tăng 24.62%.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/12/101230_viet_richlist.shtml
Ông Vượng, sáng lập viên tập đoànVincom, hiện nắm trong tay hai loại cổ phiếu VIC và VPL với tổng trị giá 15.215 tỷ đồng (khoảng 780 triệu đôla Mỹ).
Tính trong quý IV/2010, VIC và VPL là 2 CP nằm trong TOP 10 Cp tăng giá mạnh nhất. VIC xếp No 1 với mức tăng 51.67% trong khi VPL xếp No 10 với mức tăng 24.62%.
Thứ Tư, 29 tháng 12, 2010
Thứ Ba, 28 tháng 12, 2010
NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 2011 là 23%
Cứ đề ra cho lắm mục tiêu. Vào cửa hàng mà cái gì cũng muốn mua muốn có trong khi mình lại con nhà nghèo, tiền trong túi chỉ đủ để mua được ổ bánh mì thôi. Lạm phát năm 2010 đã lên 2 con số mà mục tiêu tăng trưởng năm 2011 ước chừng 7 - 7.5%, cao hơn chỉ tiêu năm 2010 là 6.5%, tăng trưởng tín dụng năm 2011 là 23% trong khi lạm phát lại chỉ có 6%. Đúng là hão huyền. Còn chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng không nhất thiết phải đưa ra, chỉ cần đưa ra con số ước đoán thôi chứ không phải là mục tiêu để quyết tâm đạt được. Cứ cái hướng như thế này thì còn lâu Việt nam mới nghĩ tới chuyện đổi mới tư duy.
http://stox.vn/News/nhnn-dat-muc-tieu-tang-truong-tin-dung-2011-la-23.html
http://stox.vn/News/nhnn-dat-muc-tieu-tang-truong-tin-dung-2011-la-23.html
Thứ Hai, 27 tháng 12, 2010
Thống đốc NHNN: Điều hành tiền tệ không giật cục
http://www.stox.vn/stox/News/78890/1/186/thong-doc-nhnn-dieu-hanh-tien-te-khong-giat-cuc.stox
Trước ngày 4-11-2010 chủ tịch UB giám sát tài chính xuất hiện khá nhiều trong các bài viết bình luận về tỷ giá. Sau ngày đó không thấy ông xuất hiện nữa, nói rõ hơn là sau tuyên bố của người đứng đầu UBGSTC về chính sách thắt chặt tiền tệ mở đầu cuộc chạy đua huy động vốn của các NH với đỉnh điểm là vụ việc Techcombank công bố mức LS huy động "khủng" 17% oa...oa..oa...
Trong phiên chất vấn thống đốc NHNN có ý tưởng "đề xuất Thủ tướng cho phép có biện pháp ưu tiên ngân hàng nhỏ. Như tỉ lệ dự trữ bắt buộc hiện 3%, ông có thể cho ngân hàng nhỏ chỉ phải dự trữ 2% để họ giảm giá thành". Thiết nghĩ để hạn chế tình trạng lũng đoạn thị trường huy động vốn hiện nay nên phân loại các NH theo các yêu cầu về TS, về vốn, khả năng thanh khoản...đối với những NH nhỏ thì có chính sách hỗ trợ riêng. Đến khi NH đó phát triển mạnh lên, thoát khỏi nhóm NH yếu kém thì đưa ra chính sách công bằng như các NH cùng nhóm khác. Giống như chính sách hỗ trợ cho vay vốn của WB đối với các nước đang phát triển vậy. Lúc trước VN là nước có thu nhập thấp thì hỗ trợ theo kiểu nhóm có thu nhập thấp, nay VN đã lên nhóm nước có thu nhập trung bình thì chính sách cho vay cũng phải thay đổi. Điều này nhằm hạn chế những NH chưa đủ năng lực bằng mọi giá để huy động vốn khiến tăng trưởng nóng và ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản. Cần đưa ra định hướng và thông điệp rõ ràng để tránh sự so bì giữa các NH với nhau.
Chủ Nhật, 26 tháng 12, 2010
Đau đầu mua xe chạy phí
Người mua xe hí hửng tưởng lần này được mua xe giá rẻ. Ai dè lại bị chơi đểu. Thế mới đau chứ...http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2010/12/3BA24B20/
CAMEL (hoặc CAMEL mở rộng - CAMEL HIS)
Hệ thống CAMEL phân tích năm khía cạnh truyền thống được xem là quan trọng nhất trong họat động của một trung gian tài chính. Năm lĩnh vực phản ánh các điều kiện tài chính và khả năng hoạt động nói chung của một TCTD, được miêu tả như sau.
Tỉ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động – những thông lệ quốc tế
Trích dẫn bài viết trên tờ Tạp chí NH (Số 17/2010)
Thứ Bảy, 25 tháng 12, 2010
Khủng hoảng kinh tế VN, liệu có xảy ra?
http://www.doimoi.org/detailsnews/1207/343/van-de-vang---do-la:-dau-hieu-khung-hoang-tai-chinh-dang-toi.html
Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế. Tình hình kinh tế vĩ mô của Việt nam đang chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn. Mâu thuẫn giữa lạm phát với tăng trưởng, giữa mục tiêu ổn định nền kinh tế nhưng vẫn ra sức chi tiêu công, rót vốn cho các DNNN làm ăn không hiệu quả, rồi các động thái ứng phó của các cơ quan quản lý; kẻ bảo thế này, người bảo thế kia, chính sách thì không rõ ràng, giật cục, hôm nay thì thế này, mai thì thế khác (như thông tin NHNN trình văn bản xin phép thủ tướng tạm thời lùi gia hạn tăng vốn điều lệ cho các NH đến ngày 31/12/2011) khiến tâm lý người dân bất an và hệ luy là tạo cơn sốt trên thị trường vàng và ngoại tệ. Tình trạng thâm hụt cán cân tổng thể ngày càng nghiêm trọng và NN cứ vẫn trông chờ vào nguồn vốn FDI, FII, kiều hối. Với kiểu tư duy lối mòn như thế này, nguy cơ khủng hoảng kinh tế đối với Việt nam là rất lớn chứ đừng nói đến chuyện trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Tình trạng này cứ âm ỉ và kéo dài mãi rồi đến lúc nào đó nó sẽ bùng phát như 1 trận đại dịch. Không biết đến lúc đó các bác lãnh đạo nhà ta có chịu thay đổi hay không. Nhìn vào cơ cấu nhân sự TW Đảng khóa XI thấy toàn những vị năm nay đã gần tới tuổi thất thập thì còn lâu mới mong tới chuyện đổi mới. Người dân vẫn tiếp tục sống trong tâm lý bất ổn và để tồn tại được, nhiều DN phải sử dụng những mánh lới trong kinh doanh, rồi nạn quan liêu, tham nhũng, chuẩn mực đạo đức XH bị xói...tất cả đều có mối liên hệ với nhau và cứ thế cuốn theo vòng xoáy đẩy Việt nam trượt ra khỏi quy luật và xu hướng phát triển của thế giới. Một lần nữa điệp khúc lại vàng lên: Bao giờ cho đến tháng 3????!!!!
Note: Đây là quan điểm của cá nhân được xây dựng trên quan điểm tích cực muốn thấy Việt nam thay đổi và muốn đóng góp công sức bé nhỏ của mình vào sự phát triển của đất nước, để người Việt nam không phải bị các nước bạn coi thường vì là đất nước nghèo, chậm phát triển....
Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế. Tình hình kinh tế vĩ mô của Việt nam đang chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn. Mâu thuẫn giữa lạm phát với tăng trưởng, giữa mục tiêu ổn định nền kinh tế nhưng vẫn ra sức chi tiêu công, rót vốn cho các DNNN làm ăn không hiệu quả, rồi các động thái ứng phó của các cơ quan quản lý; kẻ bảo thế này, người bảo thế kia, chính sách thì không rõ ràng, giật cục, hôm nay thì thế này, mai thì thế khác (như thông tin NHNN trình văn bản xin phép thủ tướng tạm thời lùi gia hạn tăng vốn điều lệ cho các NH đến ngày 31/12/2011) khiến tâm lý người dân bất an và hệ luy là tạo cơn sốt trên thị trường vàng và ngoại tệ. Tình trạng thâm hụt cán cân tổng thể ngày càng nghiêm trọng và NN cứ vẫn trông chờ vào nguồn vốn FDI, FII, kiều hối. Với kiểu tư duy lối mòn như thế này, nguy cơ khủng hoảng kinh tế đối với Việt nam là rất lớn chứ đừng nói đến chuyện trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Tình trạng này cứ âm ỉ và kéo dài mãi rồi đến lúc nào đó nó sẽ bùng phát như 1 trận đại dịch. Không biết đến lúc đó các bác lãnh đạo nhà ta có chịu thay đổi hay không. Nhìn vào cơ cấu nhân sự TW Đảng khóa XI thấy toàn những vị năm nay đã gần tới tuổi thất thập thì còn lâu mới mong tới chuyện đổi mới. Người dân vẫn tiếp tục sống trong tâm lý bất ổn và để tồn tại được, nhiều DN phải sử dụng những mánh lới trong kinh doanh, rồi nạn quan liêu, tham nhũng, chuẩn mực đạo đức XH bị xói...tất cả đều có mối liên hệ với nhau và cứ thế cuốn theo vòng xoáy đẩy Việt nam trượt ra khỏi quy luật và xu hướng phát triển của thế giới. Một lần nữa điệp khúc lại vàng lên: Bao giờ cho đến tháng 3????!!!!
Note: Đây là quan điểm của cá nhân được xây dựng trên quan điểm tích cực muốn thấy Việt nam thay đổi và muốn đóng góp công sức bé nhỏ của mình vào sự phát triển của đất nước, để người Việt nam không phải bị các nước bạn coi thường vì là đất nước nghèo, chậm phát triển....
Rủi ro tập đoàn kinh tế ở ta
http://www.doimoi.org/detailsnews/1213/343/rui-ro-tap-doan-kinh-te-o-ta.html
Trích dẫn lời kết bài viết của TS. Nguyễn Sỹ Phương_CHLB Đức;
Trên thế giới không thiếu những tập đoàn nhà nước đúng là qủa đấm thép của nền kinh tế, như tập đoàn nhà nước kinh doanh đường sắt Đức DB chẳng hạn, đứng đầu châu Âu, bành trướng ra nhiều quốc gia. Tập đoàn ta, ngược lại, chưa trở thành quả đấm thép đã phải đánh đổi bằng rủi ro cho cả nền kinh tế, lỗi không nằm ở chính bản thân nó, mà ở tư duy của nền kinh tế quản lý tập trung áp đặt cho nó, chừng nào chưa đoạn tuyệt, chừng đó không thể khác được!
Trích dẫn lời kết bài viết của TS. Nguyễn Sỹ Phương_CHLB Đức;
Trên thế giới không thiếu những tập đoàn nhà nước đúng là qủa đấm thép của nền kinh tế, như tập đoàn nhà nước kinh doanh đường sắt Đức DB chẳng hạn, đứng đầu châu Âu, bành trướng ra nhiều quốc gia. Tập đoàn ta, ngược lại, chưa trở thành quả đấm thép đã phải đánh đổi bằng rủi ro cho cả nền kinh tế, lỗi không nằm ở chính bản thân nó, mà ở tư duy của nền kinh tế quản lý tập trung áp đặt cho nó, chừng nào chưa đoạn tuyệt, chừng đó không thể khác được!
Nhật tung gói ngân sách cao chưa từng thấy
http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/Quoc-te/2010/12/3BA24AAE/
Hôm qua, nội các Nhật thông qua dự thảo gói chi tiêu ngân sách kỷ lục, với giá trị lên tới 92.400 tỷ yen, tương đương 1.110 tỷ USD.
:-)
Theo dự báo, nợ công nước này sẽ lên con số 891.000 tỷ yen, tương đương 184% GDP tính đến cuối tháng 3/2012. Đây là tỷ lệ nợ công cao nhất trong số các nước phát triển.
Theo VnExpress
Thứ Sáu, 24 tháng 12, 2010
Đôi điều về cải cách cơ cấu (tái cấu trúc) nền kinh tế (Phần 2)
tiếp theo
Trong tình huống tốt (được kiến tạo bởi một đội ngũ lãnh đạo có tầm nhìn viễn kiến, phẩm chất hiến dâng, và tư duy thời đại), Việt Nam có thể trở thành một dân tộc có sức trỗi dậy mạnh mẽ của khát vọng ngàn đời, vươn lên bằng phẩm giá, đứng cao trên nền tảng nhân văn, thành tâm trong hợp tác, cầu thị trong học hỏi, và trách nhiệm với cộng đồng thế giới.
Thế nhưng, những tố chất này cũng có thể biến thái thành những trở lực phát triển nếu đất nước mơ hồ trong tầm nhìn, người dân vô cảm trong ý thức dân tộc, công chức mắc kẹt trong cơ chế trì trệ, lãnh đạo không xem trọng việc tuân thủ qui luật của trời đất. Khi đó, những tố chất này có thể biến chúng ta thành một quần thể hỗn độn vừa duy ý chí vừa bảo thủ, vừa cao ngạo vừa mặc cảm, tự ti; với đặc trưng là: kiến thức còn hạn chế nhưng không dốc lòng học hỏi, còn nghèo khó mà không cật lực làm việc, vị thế còn thấp kém nhưng thích phô trương, vay nợ chồng chất mà chi tiêu hoang phí, vui chơi thỏa sức, lễ hội tràn lan, khốn khó đến nơi mà dường như không hay biết.
http://www.doimoi.org/modules.php?name=News&opcase=detailsnews&mid=953&mcid=343
Trong tình huống tốt (được kiến tạo bởi một đội ngũ lãnh đạo có tầm nhìn viễn kiến, phẩm chất hiến dâng, và tư duy thời đại), Việt Nam có thể trở thành một dân tộc có sức trỗi dậy mạnh mẽ của khát vọng ngàn đời, vươn lên bằng phẩm giá, đứng cao trên nền tảng nhân văn, thành tâm trong hợp tác, cầu thị trong học hỏi, và trách nhiệm với cộng đồng thế giới.
Thế nhưng, những tố chất này cũng có thể biến thái thành những trở lực phát triển nếu đất nước mơ hồ trong tầm nhìn, người dân vô cảm trong ý thức dân tộc, công chức mắc kẹt trong cơ chế trì trệ, lãnh đạo không xem trọng việc tuân thủ qui luật của trời đất. Khi đó, những tố chất này có thể biến chúng ta thành một quần thể hỗn độn vừa duy ý chí vừa bảo thủ, vừa cao ngạo vừa mặc cảm, tự ti; với đặc trưng là: kiến thức còn hạn chế nhưng không dốc lòng học hỏi, còn nghèo khó mà không cật lực làm việc, vị thế còn thấp kém nhưng thích phô trương, vay nợ chồng chất mà chi tiêu hoang phí, vui chơi thỏa sức, lễ hội tràn lan, khốn khó đến nơi mà dường như không hay biết.
http://www.doimoi.org/modules.php?name=News&opcase=detailsnews&mid=953&mcid=343
Đôi điều về cải cách cơ cấu (tái cấu trúc) nền kinh tế (Phần 1)
Trích dẫn bài viết của Vũ Văn khương_ĐH Quốc gia Singapore.
Cải cách cơ cấu là một đòi hỏi nghiệt ngã đối với tất cả các nước muốn tiến bước trên con đường đi đến phồn vinh. Thế nhưng, có nhiều nước không chủ động vượt qua đòi hỏi này khi tình thế kinh tế còn thuận lợi và thường bắt đầu nó quá muộn khi đất nước đã rơi vào khủng hoảng.
Cải cách cơ cấu là một đòi hỏi nghiệt ngã đối với tất cả các nước muốn tiến bước trên con đường đi đến phồn vinh. Thế nhưng, có nhiều nước không chủ động vượt qua đòi hỏi này khi tình thế kinh tế còn thuận lợi và thường bắt đầu nó quá muộn khi đất nước đã rơi vào khủng hoảng.
Khủng hoảng kinh tế Việt Nam 2008 Sự sai lầm về chính sách và vai trò của tập đoàn kinh tế quốc doanh*
Bài viết này là của ông Vũ Quang Việt, nguyên Vụ trưởng vụ tài khoản Quốc gia thuộc cục thống kê Liên Hợp Quốc. Tuy bài viết ra đời đã khá lâu nhưng rất hữu ích cho những ai muốn có tài liệu nghiên cứu về tình hình kinh tế Việt nam năm 2008 cũng như có cái nhìn về chính sách và vai trò của các công ty, tổng công ty nhà nước. Đặc biệt sau vụ Vinashin, không biết với cách quản lý như thế này, tương lai Việt Nam sẽ có thêm bao nhiêu cái vụ Vinashin như thế nữa. Và tất nhiên, người đứng ra trả các khoản nợ đó không ai khác chính là người dân, những người đóng thuế.
Tổng kết kinh tế năm 2010
BBC
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/av/2010/12/101224_world_business_review.shtml
Những con số ấn tượng của thị trường vàng 2010
http://vneconomy.vn/20101222092213670P0C6/nhung-con-so-an-tuong-cua-thi-truong-vang-2010.htm
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/av/2010/12/101224_world_business_review.shtml
Những con số ấn tượng của thị trường vàng 2010
http://vneconomy.vn/20101222092213670P0C6/nhung-con-so-an-tuong-cua-thi-truong-vang-2010.htm
'Hai vạn' công nhân ở Biên Hòa đình công
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/12/101224_viet_new_strikes.shtml
Đây là hệ quả tất yếu của nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế năm 2010 ước đạt 6.7% trong khi lạm phát đã lên tới 11.7%, bỏ xa mục tiêu kiềm chế ở mức 8% của chính phủ. Tăng trưởng kinh tế không theo kịp tốc độ trượt giá khiến đời sống người dân ngày càng khó khăn. Đối với những người có thu nhập khá và có số dư tiết kiệm thì với lãi suất NH hiện nay khoảng 14% thì họ vẫn đang hưởng mức lãi suất thực dương là hơn 2%. Tầng lớp người công nhân lao động với mức lương ít ỏi là những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi chất lượng cuộc sống không được đảm bảo.
Trích dẫn:
Đây là hệ quả tất yếu của nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế năm 2010 ước đạt 6.7% trong khi lạm phát đã lên tới 11.7%, bỏ xa mục tiêu kiềm chế ở mức 8% của chính phủ. Tăng trưởng kinh tế không theo kịp tốc độ trượt giá khiến đời sống người dân ngày càng khó khăn. Đối với những người có thu nhập khá và có số dư tiết kiệm thì với lãi suất NH hiện nay khoảng 14% thì họ vẫn đang hưởng mức lãi suất thực dương là hơn 2%. Tầng lớp người công nhân lao động với mức lương ít ỏi là những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi chất lượng cuộc sống không được đảm bảo.
Trích dẫn:
"Với lương trung bình 49 USD/tháng, lương của lao động Việt Nam chỉ nhỉnh hơn Campuchia một chút, là 47,36 USD, theo Phòng Thương mại Âu châu tại Việt Nam.
Trong khi công nhân tại Indonesia được trả 82 USD/tháng, Trung Quốc 117 USD/tháng, Thái Lan 156 USD/tháng, Philippines 167 USD/tháng, Malaysia 336 USD/tháng, Ðài Loan 540 USD/tháng, Hàn Quốc 830 USD/tháng, Singapore 1.146 USD/tháng và Nhật 1.810 USD/tháng". Nguồn: BBC tiếng Việt
Nó đã xảy ra, điều gì tiếp?
Bài viết của tiến sĩ kinh tế Quách Mạnh Hào về chính sách kinh tế của VN trong năm 2010. Quan điểm của ông: Muốn hạ nhiệt lạm phát thì nhất thiết phải đưa lãi suất trở về mức phù hợp với điều kiện sản xuất - kinh doanh của các thành phần kinh tế. Mặc dù còn nhiều ý kiến trái ngược từ nhiều chuyên gia kinh tế khác, tuy nhiên báo cáo vẫn rất đáng được học hỏi.
http://quachhao.com/Documents/1087114/Discussion%20Paper%20No.2.pdf
Báo vneconomy cũng có đưa tin về bài viết này:
http://vneconomy.vn/20101220093042929P0C6/that-chat-tien-te-co-la-loi-giai-cho-on-dinh-vi-mo.htm
http://quachhao.com/Documents/1087114/Discussion%20Paper%20No.2.pdf
Báo vneconomy cũng có đưa tin về bài viết này:
http://vneconomy.vn/20101220093042929P0C6/that-chat-tien-te-co-la-loi-giai-cho-on-dinh-vi-mo.htm
Chênh lệch giá vàng trong nước với thế giới
Thời gian qua giá vàng trong nước diễn biến thất thường và có xu hướng tăng mạnh. Một phần vì giá vàng thế giới tăng cao (chủ yếu do tình hình kinh tế TG biến động trước quyết định đưa ra gói QE2 của Fed nhằm kích thích kinh tế Mỹ) mặt khác do tình hình kinh tế trong nước bất ổn; Lạm phát tăng nóng trở lại trong tháng 9 ghi nhận mức tăng 1.31%, thâm hụt thương mại tăng cao trong khi nguồn vốn FDI và FII chảy vào chậm khiến áp lực mất giá lên tiền đồng càng thêm nặng nề...Những nguyên nhân này khiến gia tăng xu hướng tích trữ vàng và ngoại tệ những tháng cuối năm của người dân. Ngoài tỷ giá trên thị trường phi chính thức tăng mạnh (chênh lệch lên tới gần 10% so với tỷ giá thị trường chính thức) thì giá vàng trong nước cũng có mức chênh lệch đáng kể so với giá vàng thế giới. Mặc dù NHNN đã có chủ trương cho phép nhập khẩu vàng trở lại và áp thuế 0% lên vàng nhập khẩu nhưng mức chênh lệch vẫn đang ở mức cao. Người dân trong nước đang phải mua vàng trong nước với giá cao hơn vàng thế giới quy đổi từ 500k đến 1000k.
Số liệu tính toán mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước. Cơ sở tính toán dựa trên tình hình nhập khẩu vàng của Việt Nam từ Singapore.
Link data excel: http://rapidshare.com/files/439039562/Gold_prices.xls
Số liệu tính toán mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước. Cơ sở tính toán dựa trên tình hình nhập khẩu vàng của Việt Nam từ Singapore.
Link data excel: http://rapidshare.com/files/439039562/Gold_prices.xls
228.000 tỷ đồng cho vay bất động sản năm 2010
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ước đến hết 31/12/2010, dư nợ cho vay để đầu tư kinh doanh bất động sản đạt khoảng 228.000 tỷ đồng, tăng 23,5% so với cùng ký năm ngoái.
Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, trong 10 tháng đầu năm nay, tăng trưởng tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản ở mức xấp xỉ tỷ lệ tăng trưởng tín dụng chung của toàn ngành ngân hàng. Bên cạnh đó, chất lượng tín dụng đối với lĩnh vực này cũng được đảm bảo.
Tổng dư nợ cho vay để đầu tư kinh doanh bất động sản của các tổ chức tín dụng đạt 10 tháng đầu năm đạt hơn 224.000 tỷ đồng. Ảnh: Hoàng Hà. |
Theo báo cáo, đến ngày 31/10/2010, đạt 224.843 tỷ đồng, tăng 22,01% so với 31/12/2009, trong đó tăng trưởng tín dụng nền kinh tế của toàn hệ thống cùng thời kỳ là 23,87%. Ước đến hết 31/12, dư nợ cho vay để đầu tư kinh doanh bất động sản đạt khoảng 228.000 tỷ đồng, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngân hàng Nhà nước nhận định, đây là tỷ lệ có thể chấp nhận được trong điều kiện mặt bằng lãi suất hiện nay. Nhìn chung, các dự án bất động sản có hiệu quả luôn được các tổ chức tín dụng xem xét và đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời.
Việc cho vay ưu đãi đối với lĩnh vực bất động sản thời gian qua được thực hiện bởi Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Theo đó, Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay đối với hộ nghèo về nhà ở. Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện cho vay ưu đãi đối với một số dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp, cho sinh viên, người có thu nhập thấp ở khu vực đô thị.
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các hình thức cho vay bất động sản trong thời gian qua khá đa dạng: Cho vay chủ đầu tư các dự án, cho vay các đơn vị xây lắp, cho vay đối với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua, sử dụng các sản phẩm của dự án như căn hộ, văn phòng.
Báo Vnexpress
Giằng co giữa tăng trưởng và lạm phát
Vũ Thành Tự Anh (*) | ||||
(TBKTSG) - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11-2010 của TPHCM lên tới 1,7% và của Hà Nội lên tới 1,9%. Do vậy, CPI của cả năm 2010 sẽ không phải là 7% như mục tiêu ban đầu của Quốc hội, cũng sẽ không phải là 8% như mục tiêu điều chỉnh của Chính phủ, mà sẽ xấp xỉ 10% hay cao hơn. Nhớ lại năm ngoái, mục tiêu Quốc hội đề ra cho năm 2010 là tăng trưởng GDP 6,5%, đầu tư xã hội 41% GDP, và CPI dưới 7%. Không cần phải sử dụng các mô hình kinh tế phức tạp, chỉ cần so sánh với kết quả của năm 2009 cũng đủ thấy sự thiếu thực tế của những mục tiêu này. Năm 2009, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới và suy giảm kinh tế trong nước, tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt 5,3% mà lạm phát đã tới gần 7%. Việc kỳ vọng tăng trưởng trong năm 2010 cao hơn, đồng thời lạm phát thấp hơn hoặc bằng so với năm 2009 rõ ràng là thiếu cơ sở.
Lẽ ra Quốc hội và Chính phủ đã phải rút được kinh nghiệm từ năm 2009 và 2010 để đưa ra các mục tiêu hợp lý hơn cho năm 2011, thế nhưng đáng tiếc là điều này lại không xảy ra. Mục tiêu Quốc hội đề ra cho năm 2011 là tăng trưởng GDP 7-7,5%, đầu tư xã hội 40% GDP, và CPI dưới 7%. Một lần nữa, mục tiêu tăng trưởng GDP cao hơn năm trước một cách đáng kể, đồng thời mục tiêu CPI lại thấp hơn nhiều so với kết quả thực hiện của năm trước. Vì vậy, có thể thấy ngay là ít nhất một trong hai mục tiêu này sẽ không đạt được, trừ phi trong năm 2011 hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực của nền kinh tế được cải thiện vượt bậc, mà điều này không thể xảy ra trong một sớm một chiều. Không chỉ giữa các mục tiêu vĩ mô có mâu thuẫn, chính sách vĩ mô (tài khóa và tiền tệ) cũng thiếu sự phối hợp hiệu quả. Khác với các nước có ngân hàng trung ương độc lập (và do vậy chính sách tài khóa và tiền tệ độc lập một cách tương đối), ở Việt Nam chính sách tiền tệ thường phải chạy theo chính sách tài khóa. Điều này có nghĩa là mặc dù chính sách tiền tệ là nguyên nhân dễ nhận thấy nhất, nhưng nguyên nhân căn bản của lạm phát xuất phát từ chiến lược đẩy mạnh tăng trưởng dựa vào đầu tư. Nhưng vì đầu tư kém hiệu quả nên phải đầu tư rất nhiều, kéo theo chính sách tài khóa mở rộng và buộc chính sách tiền tệ (cụ thể là cung tiền, tín dụng) phải chạy theo, và hệ quả là lạm phát. Như vậy, ở Việt Nam, nguyên nhân bề mặt của lạm phát là chính sách nới lỏng tiền tệ, nguyên nhân trung gian là chính sách tài khóa mở rộng, và nguyên nhân căn bản là mô hình tăng trưởng dựa vào đầu tư nhưng kém hiệu quả. Để tránh vòng xoáy đi xuống này, Chính phủ cần thực sự ưu tiên ổn định vĩ mô thay vì chạy theo tốc độ tăng trưởng GDP, ưu tiên phát triển bền vững thay vì tăng trưởng nhất thời, ưu tiên hiệu quả thay vì số lượng đầu tư. Điều này có nghĩa là các mục tiêu về chất lượng - cụ thể là tính ổn định, bền vững và hiệu quả - phải được đưa vào hệ thống mục tiêu của Chính phủ và được ưu tiên so với các mục tiêu số lượng. Trong hoạch định chiến lược và chính sách kinh tế - xã hội, việc đưa ra mục tiêu vĩ mô là cần thiết để làm cơ sở cho công tác điều hành của Chính phủ cũng như phát tín hiệu cho thị trường. Tuy nhiên, để hoạt động điều hành có hiệu lực và tín hiệu phát ra có độ tin cậy cao, các mục tiêu vĩ mô phải tương thích với nhau, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế trong nước cũng như bối cảnh kinh tế thế giới. Nếu không, môi trường vĩ mô sẽ bất ổn, niềm tin vào năng lực điều hành của Chính phủ sẽ giảm sút, còn doanh nghiệp và người dân sẽ chỉ lo phòng thủ và đánh quả - những hoạt động không những không tạo ra giá trị gia tăng mà còn làm nền kinh tế phải đối diện những khó khăn khác. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)