Những ngày qua, một số tín hiệu cho thấy nhiều NHTM đã bắt đầu có “kế hoạch hành động” để ứng phó cấp thời với chương trình tái cấu trúc toàn diện trên toàn hệ thống tài chính.
Tăng vốn, và nên có bao nhiêu NH, đang trở thành chủ đề nóng bỏng trên mọi diễn đàn.
Tăng vốn, và nên có bao nhiêu NH, đang trở thành chủ đề nóng bỏng trên mọi diễn đàn.
Bao nhiêu là đủ?
TS Đinh Thế Hiển - Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế ứng dụng IIB chia sẻ, ông không đồng tình với quan niệm 100 NH hiện nay là con số quá lớn so với thị trường và nhu cầu, và rằng cần phải hợp nhất để có những NH lớn hơn, “giảm lượng mà tăng chất”. Theo TS. Hiển, việc “tăng chất” không liên quan hay tỷ lệ gì với chuyện “giảm lượng”. “Vẫn có thể tồn tại từng đó NH, hoặc nhiều hơn thế nữa, nhưng phải đảm bảo một chiến lược kinh doanh hợp lý, được phân bổ phù hợp trên cơ sở chiến lược và tầm nhìn tổng thể của toàn hệ thống. Nếu các nhà quản lý NH hoạch định một chiến lược phát triển 5 năm, 10 năm, 20 năm tới cho hệ thống NH, thì trong quá trình vận hành hệ thống, cũng phải điều khiển sao cho thống nhất và ăn khớp với chiến lược đã đề ra đó. NHNN đã khẳng định quan điểm là phát triển một hệ thống NH đa dạng về sở hữu, quy mô và loại hình nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của nền kinh tế về dịch vụ NH từ thành thị tới nông thôn, vùng sâu vùng xa và về quy mô, hệ thống NH có những NH lớn đủ sức cạnh tranh trong khu vực, có các NH lớn làm trụ cột trong hệ thống NH, có những NH vừa lớn lại vừa nhỏ. Thực ra đây không hẳn là những quan điểm hoàn toàn mới mẻ. Trước nay cũng đã có những quan điểm đó, nguyên tắc đó. Nhưng việc vận hành, cấp phép, phân bổ các NH, các TCTD lại không thể hiện sự bám sát quan điểm đó, nguyên tác đó”, ông Hiển nói.
Cũng theo ông Hiển, song song với đa dạng loại hình và quy mô NH, việc cấp thiết phải nâng cấp năng lực quản trị và năng lực cung cấp dịch vụ của mỗi một NH. Thời gian qua, nhiều NH đã được thành lập để phục vụ mục đích đầu tư chủ yếu vào bất động sản của các cổ đông sáng lập, cổ đông lớn. Do đó, có không ít NH đang kẹt vốn trong những tài sản giá trị lớn. Và cũng có không ít NH đang sở hữu các giấy tờ có giá là những khoản vay BĐS. Và đó chính là cái “phao” để các con cá nhỏ - các NH nhỏ sẽ tự nguyện “nhử” những con cá lớn “nuốt mình” trong thời gian tới.
Kế hoạch hành động
Doanh nhân Bùi Kiến Thành - nguyên Chủ tịch HĐQT NH Kỹ thương VN, Thành viên HĐQT độc lập của NH SHB, cho biết: “Không thể có một năng lực quản trị, điều hành NH theo kiểu “tự phát”, hay vừa học vừa làm được mà phải có học hành bài bản, phải tuân theo những chuẩn mực quốc tế; và để có sự tuân thủ đó, những quy định từ trên “áp xuống” cũng phải căn cứ trên những chuẩn mực quốc tế. Do đó, nói tái cấu trúc và muốn tái cấu trúc thì không phải nói hay muốn mà làm được ngay. Nếu chỉ tái cấu trúc theo hướng khuyến khích hợp nhất, sáp nhập và mua lại, cũng mới chỉ là giải quyết phần ngọn. Căn nguyên, gốc rễ để khởi bệnh vẫn còn đó, thì chắc chắn cơn bệnh nguy nan của hệ thống NH sau tiến hành sáp nhập, hợp nhất... vẫn sẽ có ngày tái hồi, bùng phát.
Thị trường tài chính những ngày qua đã phát đi một số tín hiệu cho thấy nhiều NHTM đã bắt đầu có “kế hoạch hành động”: NH TMCP Gia Định vừa bổ sung thêm một thành viên mới trong HĐQT sau đợt phát hành tăng vốn lên đúng 3.000 tỉ đồng và đổi tên thành NHTMCP Bản Việt. NH Nam Á cũng đã lên lộ trình tăng vốn điều lệ vào cuối năm nay với mục tiêu 3.700 tỉ đồng. NH Sài Gòn Công Thương trong tháng 9 đã được NHNN chấp thuận phương án tăng vốn điều lệ lên 3.500 tỉ đồng... Chưa biết chất lượng của nguồn vốn này ra sao,và quy mô vốn tăng lên có tỷ lệ thuận với năng lực cạnh tranh, với khả năng hoạt động an toàn, lành mạnh của các NH hay không, nhưng dường như những cú bắt tay thâu tóm, mua lại tài sản của các tổ chức có tiềm lực tài chính hùng mạnh nhân công cuộc tái cấu trúc lần này đã bắt đầu xuất hiện. Nhiều người đang kỳ vọng sẽ có nhiều hơn những cuộc dàn xếp, chủ động lẫn chỉ định, mang lại cái phao cứu sinh cho một số NH đang trong tầm ngắm sàng lọc.
TS Đinh Thế Hiển - Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế ứng dụng IIB chia sẻ, ông không đồng tình với quan niệm 100 NH hiện nay là con số quá lớn so với thị trường và nhu cầu, và rằng cần phải hợp nhất để có những NH lớn hơn, “giảm lượng mà tăng chất”. Theo TS. Hiển, việc “tăng chất” không liên quan hay tỷ lệ gì với chuyện “giảm lượng”. “Vẫn có thể tồn tại từng đó NH, hoặc nhiều hơn thế nữa, nhưng phải đảm bảo một chiến lược kinh doanh hợp lý, được phân bổ phù hợp trên cơ sở chiến lược và tầm nhìn tổng thể của toàn hệ thống. Nếu các nhà quản lý NH hoạch định một chiến lược phát triển 5 năm, 10 năm, 20 năm tới cho hệ thống NH, thì trong quá trình vận hành hệ thống, cũng phải điều khiển sao cho thống nhất và ăn khớp với chiến lược đã đề ra đó. NHNN đã khẳng định quan điểm là phát triển một hệ thống NH đa dạng về sở hữu, quy mô và loại hình nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của nền kinh tế về dịch vụ NH từ thành thị tới nông thôn, vùng sâu vùng xa và về quy mô, hệ thống NH có những NH lớn đủ sức cạnh tranh trong khu vực, có các NH lớn làm trụ cột trong hệ thống NH, có những NH vừa lớn lại vừa nhỏ. Thực ra đây không hẳn là những quan điểm hoàn toàn mới mẻ. Trước nay cũng đã có những quan điểm đó, nguyên tắc đó. Nhưng việc vận hành, cấp phép, phân bổ các NH, các TCTD lại không thể hiện sự bám sát quan điểm đó, nguyên tác đó”, ông Hiển nói.
Cũng theo ông Hiển, song song với đa dạng loại hình và quy mô NH, việc cấp thiết phải nâng cấp năng lực quản trị và năng lực cung cấp dịch vụ của mỗi một NH. Thời gian qua, nhiều NH đã được thành lập để phục vụ mục đích đầu tư chủ yếu vào bất động sản của các cổ đông sáng lập, cổ đông lớn. Do đó, có không ít NH đang kẹt vốn trong những tài sản giá trị lớn. Và cũng có không ít NH đang sở hữu các giấy tờ có giá là những khoản vay BĐS. Và đó chính là cái “phao” để các con cá nhỏ - các NH nhỏ sẽ tự nguyện “nhử” những con cá lớn “nuốt mình” trong thời gian tới.
Kế hoạch hành động
Doanh nhân Bùi Kiến Thành - nguyên Chủ tịch HĐQT NH Kỹ thương VN, Thành viên HĐQT độc lập của NH SHB, cho biết: “Không thể có một năng lực quản trị, điều hành NH theo kiểu “tự phát”, hay vừa học vừa làm được mà phải có học hành bài bản, phải tuân theo những chuẩn mực quốc tế; và để có sự tuân thủ đó, những quy định từ trên “áp xuống” cũng phải căn cứ trên những chuẩn mực quốc tế. Do đó, nói tái cấu trúc và muốn tái cấu trúc thì không phải nói hay muốn mà làm được ngay. Nếu chỉ tái cấu trúc theo hướng khuyến khích hợp nhất, sáp nhập và mua lại, cũng mới chỉ là giải quyết phần ngọn. Căn nguyên, gốc rễ để khởi bệnh vẫn còn đó, thì chắc chắn cơn bệnh nguy nan của hệ thống NH sau tiến hành sáp nhập, hợp nhất... vẫn sẽ có ngày tái hồi, bùng phát.
Thị trường tài chính những ngày qua đã phát đi một số tín hiệu cho thấy nhiều NHTM đã bắt đầu có “kế hoạch hành động”: NH TMCP Gia Định vừa bổ sung thêm một thành viên mới trong HĐQT sau đợt phát hành tăng vốn lên đúng 3.000 tỉ đồng và đổi tên thành NHTMCP Bản Việt. NH Nam Á cũng đã lên lộ trình tăng vốn điều lệ vào cuối năm nay với mục tiêu 3.700 tỉ đồng. NH Sài Gòn Công Thương trong tháng 9 đã được NHNN chấp thuận phương án tăng vốn điều lệ lên 3.500 tỉ đồng... Chưa biết chất lượng của nguồn vốn này ra sao,và quy mô vốn tăng lên có tỷ lệ thuận với năng lực cạnh tranh, với khả năng hoạt động an toàn, lành mạnh của các NH hay không, nhưng dường như những cú bắt tay thâu tóm, mua lại tài sản của các tổ chức có tiềm lực tài chính hùng mạnh nhân công cuộc tái cấu trúc lần này đã bắt đầu xuất hiện. Nhiều người đang kỳ vọng sẽ có nhiều hơn những cuộc dàn xếp, chủ động lẫn chỉ định, mang lại cái phao cứu sinh cho một số NH đang trong tầm ngắm sàng lọc.
Quan điểm và nguyên tắc cơ bản của NHNN đối với quá trình tái cơ cấu ngân hàng
Thứ nhất, phát triển một hệ thống NH đa dạng về sở hữu, quy mô và loại hình nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của nền kinh tế về dịch vụ ngân hàng từ thành thị tới nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Về quy mô, hệ thống NH có các NH lớn làm trụ cột trong hệ thống NH; có những NH vừa và nhỏ, tổ chức tín dụng phi NH hoạt động có hiệu quả trong một phân khúc thị trường thích hợp và đáp ứng nhu cầu dịch vụ NH mỗi tầng lớp trong xã hội. Thứ hai, đảm bảo nâng cao tính an toàn, lành mạnh của hệ thống NH. Thứ ba, việc sáp nhập, hợp nhất NH theo nguyên tắc tự nguyện, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và các quyền, nghĩa vụ kinh tế của các bên có liên quan. Thứ tư, tái cơ cấu NH được triển khai dưới nhiều hình thức, biện pháp và theo lộ trình thích hợp. Căn cứ vào đặc điểm của NH cụ thể sẽ có hình thức và biện pháp hợp lý. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét