Trước việc ứng dụng ngày càng nhiều công nghệ hiện đại trong giao dịch thương mại điện tử, khái niệm về core banking (ngân hàng lõi) thực ra vẫn còn khá mới mẻ với nhiều người, đặc biệt với khách hàng trong nước. Theo định nghĩa của nhiều cán bộ nghiên cứu trong ngành ngân hàng và của các thầy giáo Học viện Ngân hàng thì có thể hiểu ngân hàng lõi (core banking) là một hệ thống các phân hệ nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng như tiền gửi, tiền vay, khách hàng … Thông qua đó, ngân hàng phát triển thêm nhiều dịch vụ, sản phẩm và quản lý nội bộ chặt chẽ, hiệu quả hơn. Về bản chất đây là hệ thống phần mềm tích hợp các ứng dụng tin học trong quản lý thông tin, tài sản, giao dịch, quản trị rủi ro … trong hệ thống ngân hàng. Về đặc điểm, core banking chính là hạt nhân toàn bộ hệ thống thông tin của một hệ thống ngân hàng. Hệ thống thông tin ở đây bao gồm thông tin về tiền, tài sản thế chấp, giao dịch, giấy tờ, sổ sách kế toán, dữ liệu máy tính và hệ thống thông tin (core banking)... Tất cả các giao dịch được chuyển qua hệ thống core banking và trong một khoảng thời gian cực kì ngắn vẫn duy trì hoạt động đồng thời xử lý thông tin trong suốt thời gian hoạt động, hay có thể nói Core Banking là hệ thống để tập trung hóa dữ liệu ở bất cứ nơi đâu, hay lúc nào. Cơ sở dữ liệu của ngân hàng được quản lý tập trung theo quan hệ và theo module: tiền gửi, thanh toán quốc tế, chuyển tiền, tài trợ thương mại, cho vay, thẩm định, nguồn vốn, Internet Banking …Để nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng có thể thay đổi module theo nghiệp vụ ngân hàng hoặc thay đổi theo giải pháp phần mềm.
Hầu hết các hệ thống core banking hiện đại đều hoạt động không ngừng (24x7) để cung cấp Internet banking, những hoạt động giao dịch toàn cầu …thông qua ATM, Internet, điện thoại và debit card. Có thể thêm định nghĩa tham số để tạo sản phẩm mới thay vì sửa thẳng vào code chương trình, và nhiều chức năng khác tùy theo loại hệ thống Core banking cũng như sự điều chỉnh của ngân hàng triển khai.
Lợi ích của ứng dụng core banking đã được nhìn thấy rõ nhất là trong xu hướng hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và sự hội nhập quốc tế hiện nay. Khi đầu tư vào core banking tính bảo mật thông tin cao hơn, hạch toán sổ sách chứng từ kế toán thuận tiện hơn.
Những lợi ích mang lại của một core banking hiện đại biểu hiện trong khai thác sản phẩm, dịch vụ cả về số lượng và chất lượng. Có thể thấy, nhiều phần mềm mới còn chứa tham số rất lớn để mỗi khi ngân hàng muốn phát triển một dịch vụ, sản phẩm sẽ dễ dàng hơn, chỉ cần định nghĩa tham số là có thể tạo sản phẩm mới mà không phải sửa thẳng vào code của chương trình. Hệ thống T24 có thể tự động hóa lịch trình công việc, phục hồi nhanh các yêu cầu của khách hàng, có thể thực hiện tới 1.000 giao dịch/giây, quản trị tới 50 triệu tài khoản khách hàng và hỗ trợ thực hiện giao dịch qua hệ thống 24h/ngày.
Ngoài ra, nhờ có core banking mà việc quản lý nội bộ chặt chẽ, hiệu quả hơn. Trước đây, khi các ngân hàng chưa có core hiện đại hoặc dùng core lỗi thời, việc quản lý khách hàng rất rải rác và vô cùng bất tiện cho khách hàng. Tiền gửi ở đâu, phải đến đó, không thể rút ở điểm giao dịch khác, mặc dù các điểm này đều trong cùng hệ thống một ngân hàng. Thậm chí khách hàng muốn giao dịch ở bao nhiều điểm thì phải mở bấy nhiêu tài khoản. Với sự ra đời của core banking hiện đại, khách hàng chỉ cần có một mã duy nhất ở ngân hàng là có thể giao dịch với rất nhiều sản phẩm, và ở bất cứ điểm giao dịch trong cùng hoặc không trong cùng một hệ thống.
Đặc biệt, tiện ích của core banking là có thể quản trị rủi ro tốt hơnnhư giúp ngân hàng quản trị rủi ro thị trường, quản lý rủi ro tín dụng, thanh khoản và tác nghiệp … với nhiều mức quản lý khác nhau. Bên cạnh đó nhờ sự ưu việt tập trung hóa của Core banking mà có thể nâng cao việc quản lý tài khoản khách hàng và cung cấp dịch vụ khách hàng.
Tuy nhiên, yêu cầu của việc triển khai core banking hay việc hiện đại hóa ngân hàng còn có không ít khó khăn. Một core banking hiện đại phải đáp ứng việc quản lý chặt chẽ, đầy đủ, vận hành nhanh và đáp ứng tính “mở” khi Ngân hàng muốn triển khai thêm một số dịch vụ khác nữa (Mobile Banking, Internet Banking, ATM …) chính vì vậy ngoài việc đòi hỏi một lượng vốn lớn để đầu tư triển khai Core Banking thì còn nhiều nhân tố khác trong việc triển khai hệ thống công nghệ thông tin hiện đại.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS Hà Nội, hệ thống core banking mới phải thỏa mãn yêu cầu quản lý của Ngân hàng nhà nước. Quy trình nghiệp vụ từ ngân hàng rót xuống các ngân hàng thương mại nhiều lúc không tương thích với hệ thống core banking của các ngân hàng, nhất là các ngân hàng nước ngoài. Ví dụ khi phân loại tài khoản, có những loại thì phân loại theo tiền, có những loại thì gộp chung. Với hệ thống tài khoản nước ngoài là đa tệ và chỉ cần một tài khoản có thể áp dụng với nhiều ngoại tệ khác nhau, nhưng ở Việt Nam, hệ thống tài khoản, mẫu báo cáo thường thay đổi và các core banking nước ngoài rất khó đáp ứng.
Trong bối cảnh ở Việt Nam đó là thói quen sử dụng tiền mặt rất phổ biến, cộng với hệ thống hạ tầng chưa tốt nên dù các ngân hàng rất mong muốn phát triển mạnh sản phẩm dịch vụ nhưng điều này gặp vô vàn khó khăn.
Khi sử dụng hệ thống thông tin mới luôn gắn với việc “làm mới” ngân hàng, phải cải tổ toàn bộ hoạt động từ tổ chức, đào tạo người, quy trình làm việc, và đó thực sự là quá trình khó khăn, mệt mỏi. Để phát huy hết tính năng và công hiệu của công nghệ thì trong mỗi ngân hàng từ giám đốc, phòng ban, nhân viên phải thay đổi lề thói, quy trình làm việc, tầm nhìn chiến lược và sản phẩm dịch vụ.
Việc triển khai Core banking phụ thuộc rất lớn vào vốn và kinh nghiệm và đội ngũ nhân lực của mỗi ngân hàng. Nhìn sang các ngân hàng nước ngoài có thể thấy họ được trang bị hệ thống core banking cực kì hiện đại do họ mang từ ngân hàng mẹ sang, điển hình như ANZ, DeutscheBank, HSBC, Citibank.
Việc ứng dụng giải pháp ngân hàng lõi tại các ngân hàng Việt Nam hiện nay gặp rất nhiều khó khăn và quản lý không đồng đều, bởi việc ứng dụng này phụ thuộc vào vốn và kinh nghiệm ở mỗi ngân hàng. Có ngân hàng ứng dụng công nghệ thông tin ở mức thấp – chi phí khoảng 200 ngàn đến dưới 500 ngàn USD – chủ yếu để giải quyết các nghiệp vụ và giao dịch bình thường. Có ngân hàng ứng dụng công nghệ ở mức độ cao – chi phí trên 5 triệu USD – nhưng chưa sử dụng hết các tính năng. Sự chưa đồng đều còn thể hiện ở việc quản lý dữ liệu và online toàn hệ thống vẫn chưa thực sự được phát triển mạnh.
Thách thức cạnh tranh lớn nhất của ngân hàng Việt Nam khi hội nhập là chất lượng dịch vụ. So với ngân hàng quốc tế, ngân hàng Việt Nam có thể cung cấp các dịch vụ tương đương như Telephonebanking, Internetbanking... Nhưng vấn đề quản trị chất lượng dịch vụ của các hệ thống không phải đơn giản. Ngân hàng Việt Nam hiện nay là chỉ lo sao cho có dịch vụ. Nhưng để duy trì và duy trì tốt thì chưa được xem xét thỏa đáng. Mặt khác, phần lớn hệ thống tại ngân hàng Việt Nam hiện nay mới chỉ dừng ở mức có sự cố thì khắc phục. Trong khi, yêu cầu quan trọng đối với quản trị hệ thống là phải cảnh báo trước sự cố, khi đó ngân hàng Việt Nam cần có công cụ đánh giá, thống kê thường xuyên.
Core banking đòi hỏi đồng bộ cả về mạng, bảo mật và các ứng dụng khác, nhưng hiện nay mới chỉ đồng bộ từng phần, mà chưa đáp ứng nhu cầu quản trị tập trung. Tuy rằng các kiến trúc, mạng lưới chi nhánh, mạng lưới cung cấp dịch vụ, hệ thống mạng diện rộng, mạng cục bộ, core banking, bảo mật nhưng thiếu một thiết kế tổng thể.
Bên cạnh đó, việc lựa chọn giải pháp core banking nào cũng làm nhiều ngân hàng đau đầu. Trong quá trình hội nhập thì các ngân hàng giờ đây cần phải chỉnh lại các quy trình nghiệp vụ và dịch vụ cung cấp cho các khách hàng theo quy chuẩn quốc tế, để từ đó triển khai ứng dụng các giải pháp công nghệ thông tin. Tuy nhiên các giải pháp của nước ngoài thì rất đắt và gặp khó khăn trong vấn đề thích ứng với các đặc thù của ngành ngân hàng Việt Nam.
Hiện nay, ở nước ta, một số phần mềm core banking đã được sử dụng tại các ngân hàng như: Siba; Bank 2000; SmartBank; Symbol System; Teminos; Iflex; Huyndai; Sylverlake; TCBS (the complex banking solution – giải pháp ngân hàng phức hợp)..
Core banking chính là biểu hiện rõ nhất của cuộc chạy đua về công nghệ hiện đại hóa ngân hàng, giúp khách hàng có được nhiều tiện ích khi thực hiện các thanh toán thương mại và từng bước đưa Việt Nam hội nhập với kinh tế thế giới. Năm 2005, Việt Nam có 7 ngân hàng triển khai core banking, nhưng đến nay đã có 44 ngân hàng quốc doanh và cổ phần trong nước triển khai hệ thống này.
Theo NHHN
Một số Core Banking - Hệ thống phần mềm lõi của ngân hàng hiện nay đang áp dụng ở Việt Nam
- Siba: Đây là core banking có tuổi thọ khá lâu, được phát triển trên nền FOX for DOS, có nhiều tranh cãi nhưng tên tuổi của SIBA vẫn gắn liền với FPT, trước đây được sử dụng rất rộng rãi nhưng tại thời điểm hiện tại ko đáp ứng được nhu cầu.
- Silver Lake SIBS Axis : được áp dụng tại VCB, BIDV, VietInBank, MSB …
- Teminos : Techcombank là ngân hàng đầu tiên sử dụng giải pháp của Teminos (Phần mềm Globus), và cho tới hiện tại khá nhiều NH đang triển khai giải pháp này: Sacombank, SeAbank, NH Quân đội, VP Bank .....
- TCBS của Unisys triển khai ở ACB
- Symbol System: Là giải pháp của hãng System Access, được triển khai ở VIBank, HDBank
- Huyndai : Hiện đang triển khai tại NH Nông nghiệp
- TI core ( Transinfotech - Singapore) : đang được MHB, Đại Á,... sử dụng
- I-Flex với FLEXCUBE ở Habubank, PG Bank, Liên Việt, và INDOVINA …
Ngoài ra còn có 1 số phần mềm nội như : Bank2000, Smartbank (sản phẩm của FPT)
Oracle FLEXCUBE giúp các ngân hàng vượt qua các thách thức về thế mạnh cạnh tranh, giảm lề (chênh lệch giá mua & bán), và làm tăng kỳ vọng của khách hàng bằng cách tạo một lợi thế cạnh tranh duy nhất được xây dựng sau khi được cải thiện lợi nhuận và mở rộng quan hệ với khách hàng.
Với Oracle FLEXCUBE, các ngân hàng có được một lợi thế thông qua các chi phí trực tiếp qua chế biến và xử lý các trường hợp ngoại lệ. Ngoài ra, các giải pháp hỗ trợ cho các yêu cầu quy định cho Basel II và quy định chống rửa tiền của Ngân hàng Hoa Kỳ thông qua một hệ thống quản lý dữ liệu có tính bảo mật cao, nó có thể dễ dàng tích hợp với bên thứ ba cùng các giải pháp ngân hàng của bạn.
Làm việc cùng với sự phối hợp với Oracle Industry Reference Model for Banking, một giải pháp cụ thể các quy trình, ứng dụng kiến trúc agile hỗ trợ các quy trình kinh doanh và quản lý quá trình kinh doanh bằng cách sử dụng Business Process Execution Language (BPEL), dịch vụ theo định hướng kiến trúc (SoA), và một dịch vụ web dựa trên mô hình. Nó cho phép tích hợp tất cả các ứng dụng của bên thứ ba, kể cả phần mềm nội bộ ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi để đơn giản và phức tạp quy trình kinh doanh.
Bạn có thể tự động hoá các hoạt động ngân hàng của bạn với BPEL và liên kết chúng vào một tập hợp các trang Web lớn các dịch vụ trong phạm vi bộ ứng dụng Oracle FLEXCUBE.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét