Thứ Sáu, 24 tháng 12, 2010

Đôi điều về cải cách cơ cấu (tái cấu trúc) nền kinh tế (Phần 2)


tiếp theo
Trong tình huống tốt (được kiến tạo bởi một đội ngũ lãnh đạo có tầm nhìn viễn kiến, phẩm chất hiến dâng, và tư duy thời đại), Việt Nam có thể trở thành một dân tộc có sức trỗi dậy mạnh mẽ của khát vọng ngàn đời, vươn lên bằng phẩm giá, đứng cao trên nền tảng nhân văn, thành tâm trong hợp tác, cầu thị trong học hỏi, và trách nhiệm với cộng đồng thế giới.

Thế nhưng, những tố chất này cũng có thể biến thái thành những trở lực phát triển nếu đất nước mơ hồ trong tầm nhìn, người dân vô cảm trong ý thức dân tộc, công chức mắc kẹt trong cơ chế trì trệ, lãnh đạo không xem trọng việc tuân thủ qui luật của trời đất. Khi đó, những tố chất này có thể biến chúng ta thành một quần thể hỗn độn vừa duy ý chí vừa bảo thủ, vừa cao ngạo vừa mặc cảm, tự ti; với đặc trưng là: kiến thức còn hạn chế nhưng không dốc lòng học hỏi, còn nghèo khó mà không cật lực làm việc, vị thế còn thấp kém nhưng thích phô trương, vay nợ chồng chất mà chi tiêu hoang phí, vui chơi thỏa sức, lễ hội tràn lan, khốn khó đến nơi mà dường như không hay biết.

http://www.doimoi.org/modules.php?name=News&opcase=detailsnews&mid=953&mcid=343

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét