Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2011

‘Điều hành kinh tế không thể như đánh trận’

Câu chuyện đầu tư và chi tiêu công trở nên nóng bỏng tại nghị trường Quốc hội sáng nay. Nhiều đại biểu cho rằng việc giảm chi trong năm 2011 không chỉ đơn giản là câu chuyện cấp trên ra chỉ thị, cấp dưới chấp hành. More

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2011

PricewaterhouseCoopers

http://www.pwchk.com/home/eng/kkso.html

Cuộc chơi ngân hàng và 3 cái chết

(VEF.VN) - Vốn điều lệ tăng lên 3.000 tỷ đồng, khó khăn chung của nền kinh tế và giá cổ phiếu từ từ giảm đang làm nhiều ngân hàng TMCP "chết" từ từ. Cuộc chơi ngân hàng, xem ra, nhiều đại gia đang ngậm phải quả đắng. More

Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2011

4 PHÂN KHÚC BẤT ĐỘNG SẢN NÊN ĐẦU TƯ

Đối với các nhà đầu tư, xác định phân khúc thị trường là yếu tố quan trọng khi tham gia đầu tư, kinh doanh bất động sản. Với mỗi phân khúc, cần cân nhắc nên đầu tư: ngắn hạn hay trung hạn hay dài hạn.

TCTK các nước

Sing: http://www.singstat.gov.sg/pubn/business.html#fei
http://www.globaltrade.net/international-trade-import-exports/f/business/Vietnam/Investing-FDI.html

Kiểm toán bắt đầu rà soát Dự án Lọc dầu số 1 Dung Quất

Tổng mức đầu tư tạm tính của dự án vào năm 1997 là 1,5 tỷ USD. Đến tháng 6/2005, Chính phủ điều chỉnh tổng mức đầu tư lên 2,501 tỷ USD. Trong quá trình triển khai thực hiện dự án (2005-2008), do có nhiều yếu tố biến động về giá cả, tỷ giá ngoại tệ và bổ sung khối lượng công việc, Petro Vietnam xin điều chỉnh tổng mức đầu tư và được duyệt lên mức 3,053 tỷ USD, tương đương 51.720 tỷ đồng (theo tỷ giá trung bình 16.937 VNĐ/USD).
more

Ông Lê Đức Thúy: NHNN nên tăng dự trữ bắt buộc để chống lạm phát

NHNN để dự trữ quá thấp (3% đối với VND), trong khi lại yêu cầu NHTM không được cho vay quá 80% vốn huy động tạo ra nhiều nghịch lý.

Nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước

Compulsory Reserves

Trích bài viết trên Blog: http://nghiatq.wordpress.com/2011/03/17/compulsory-reserves/
Lãi suất trả cho khoản dự trữ (IOR bao gồm cả IORR – lãi suất trả cho khoản dự trữ bắt buộc, hiện tại ở mức 1.2% và IORE – lãi suất trả cho khoản dự trữ vượt quá, hiện tại không có).

Quý 1: Lạm phát 6,1%, GDP tăng 5,5%

tốc độ tăng GDP quý một đạt 5,5%, xấp xỉ mức tăng trưởng cùng kỳ 2010. Xuất khẩu trong 3 tháng cũng tăng trưởng mạnh với mức tăng 31%, cao gấp 3 lần đề ra. Trong khi đó, thu ngân sách Nhà nước, tính đến hết tháng 2, tăng 17,6% so với cùng kỳ.

Về tiền tệ và tín dụng, nhờ các biện pháp đồng bộ về huy động vốn, cho vay, lãi suất và tỷ giá… thị trường tín dụng và ngoại hối đã dần đi vào ổn định. Tính đến 10/3, tổng dư nợ tín dụng mới tăng 3,68% (so với mục tiêu dưới 20% của cả năm). Tổng phương tiện thanh toán tăng 1,7%. Mặt bằng lãi suất huy động giảm từ 16-17% xuống 13-14%. More

Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011

V/v: Về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát,  ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội
Xem đến cuối năm 2011, có bao nhiêu chỉ tiêu trong nghị quyết 11/NQ-CP sẽ đạt được. 8-)
Download document here

Không huy động vốn mới để trả nợ cũ

Trong 4 năm vừa qua, ngân sách nhà nước huy động được 155.332 tỷ đồng và 534 triệu USD từ việc phát hành TPCP.Cũng trong thời gian này, ngân sách phải thanh toán 91.530 tỷ đồng nợ gốc và 33.544 tỷ đồng nợ lãi, qua kiểm toán cho thấy, toàn bộ số tiền huy động được đầu tư đúng mục đích, đúng đối tượng, không có tình trạng huy động vốn mới để thanh toán nợ cũ. Việc trả nợ gốc và lãi TPCP đã huy động từ những năm trước được thực hiện theo đúng Luật ngân sách nhà nước. Click here

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2011

“Đại gia” ngân hàng đang thực hiện Nghị quyết 11 thế nào?

Đối tượng vay vốn được tập trung cho sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các dự án trọng điểm nhà nước, các dự án của các doanh nghiệp tạo lập cân đối vĩ mô với tỷ trọng từ 85% - 87%/tổng dư nợ; tín dụng phi sản xuất: bất động sản (kể cả công trình hạ tầng) dưới 9%/tổng dư nợ, chứng khoán chỉ 0,5%/tổng dư nợ; cho vay xuất khẩu đạt 5%/tổng dư nợ, gấp gần 2 lần 2010, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tương đương 165 nghìn - 170 nghìn tỷ đồng, gấp 1,5 lần so với 2010, tương ứng 20%/tổng dư nợ. Click here

Khả năng tăng dự trữ bắt buộc là cao

Đồng bộ với các giải pháp xóa bỏ tình trạng “đô la hóa” trên thị trường tiền tệ Việt Nam, khả năng yêu cầu tăng dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ trong thời gian tới là cao. Click here

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2011

Hàng loạt cổ phiếu về dưới mệnh giá và giá trị sổ sách

Japanese Empire

Đọc báo online

http://www.docbao.com.vn/docbao/bao-tcnh/Tap_Chi_Ngan_Hang.dec#trang-86675

Tạp chí kế toán

http://www.tapchiketoan.com/ngan-hang-tai-chinh/thi-truong-tai-chinh/cac-doanh-nghiep-nho-viet-nam-va-thi-truong-tin-dung-ngan.html

Lo ngại về bức tranh kinh tế Việt Nam

...nợ nước ngoài tính đến tháng 3/2011 của chính phủ Việt Nam lên tới 29 tỷ đôla, trên 42% GDP. Dự trữ ngoại tệ chỉ còn chưa đầy 50% khoản nợ. Ông David Koh nêu ra viễn cảnh nếu các chủ nợ "cùng đòi 29 tỷ đôla vào ngày mai, thì chính phủ Việt Nam sẽ không đủ tiền trả". Đó là chưa kể nếu dự trữ ngoại tệ rơi xuống thấp hơn mức 4 tỷ đôla tiền lãi suất phải trả hàng năm, thì điều gì sẽ xảy ra? Click here

Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2011

Nếu thật cần thiết, sẽ tăng dự trữ bắt buộc

Ngày 9/3, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho biết, dù chưa sử dụng đến công cụ dự trữ bắt buộc, nhưng nếu thật cần thiết, Ngân hàng Nhà nước sẽ tính đến phương án này. 

advisoranalyst

http://advisoranalyst.com/
http://markets.ft.com/markets/worldEquities.asp
Thực tế, từ nhiều năm qua, Việt Nam liên tục điều chỉnh tỷ giá khiến cho VND mất giá đáng kể so USD. Lần điều chỉnh mới đây nhất, USD đã tăng giá hơn 9% so với VND. Theo tính toán của TS. Vũ Đình Ánh (Viện Khoa học Thị trường giá cả - Bộ Tài chính), đồng tiền Việt Nam so với chính nó từ năm 2008 đến nay mất giá khoảng 43%. Trong khi đó, tỷ giá hối đoái chúng ta điều chỉnh tỷ giá 6 lần (từ tháng 1/2008 đến nay), đồng Việt Nam mất giá so với USD là 28%.

Jason Mraz- Prettiest Friend

Thứ Ba, 8 tháng 3, 2011

Ngày 8/3/2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Quyết định số 379/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng.
Theo Quyết định này, các mức lãi suất chủ chốt đồng loạt được tăng lên 12%/năm, cụ thể, lãi suất tái chiết khấu tăng từ 7% lên 12%/năm, lãi suất tái cấp vốn tăng từ 11% lên 12%/năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng từ 11% lên 12%/năm.

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM NÊN ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT CƠ BẢN BẰNG KHUNG LÃI SUẤT


Lãi suất cơ bản
Lãi suất cơ bản nội tệ là một trong các công cụ của chính sách tiền tệ, do Thống đốc Ngân hàng Trung ương (NHTƯ) điều hành. Căn cứ vào lãi suất cơ bản, các ngân hàng thương mại (NHTM) định ra lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay của mình.

Rothschild's Empire

Báo động dư nợ phi sản xuất

Tăng trưởng tín dụng không quá 20% và tăng tổng phương tiện thanh toán khoảng 15 - 16%, đang là mối lo của nhiều ngân hàng. Theo các ngân hàng, mức tăng trưởng này lâu nay chưa bao giờ đạt. Nhiều năm nay tăng trưởng tín dụng vẫn ở khoảng 25-28%.

15 nước sản xuất dầu lửa lớn nhất thế giới

Thứ Hai, 7 tháng 3, 2011

Nhập siêu với Trung Quốc: “Còn đang bí!”

“Gần đây có vấn đề gắt gao là nhập siêu từ Trung Quốc. Tôi nghĩ là đã đến lúc phải theo dõi chặt chẽ việc này hàng tháng”, một chuyên gia đến từ Viện Chiến lược chính sách (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tham dự hội nghị giao sản xuất cuối tháng 2/2011 lưu ý.  here

Tác động của các chính sách vĩ mô

"Như vậy, nếu muốn kiểm soát hữu hiệu lạm phát trong cả năm và đưa tỷ lệ này về mức 8 - 9% vào cuối năm 2011, dựa vào mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6% (thay vì 7% dự kiến), thì năm 2011, chúng ta còn phải giảm mức tăng cung tiền M2 xuống 15%, giảm mức tăng trưởng tín dụng xuống 17-18%, đồng thời giảm mạnh chi tiêu công để giảm tỷ lệ bội chi ngân sách xuống khoảng 4,5% GDP (so với mức 5,8% năm 2010)".
Mục tiêu thì lý tưởng đấy nhưng liệu có làm được không? Chỉ cần lạm phát xuống thấp 1 chút là sẵn sàng bung tiền ra để đầu tư. Đã hơn 5 năm qua năm nào đầu tư cũng chiếm tới trên 40% GDP. Đầu tư cao mới có nhiều việc để làm, nhiều khoản để kết toán chứ! Click here

Thứ Năm, 3 tháng 3, 2011

Thứ Tư, 2 tháng 3, 2011

Nghiên cứu xây khu trung tâm tài chính quốc tế tại Thủ Thiêm

Xem full
Trước tiên trích dẫn quan điểm của TS Lê Hồng Giang. Here

Quan điểm cá nhân: Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền...???!!!
Đúng là ý tưởng xây dựng rất tốt đẹp và cao cả. Theo như bài viết của TS Giang thì trên TG  mới chỉ có khoảng 5 trung tậm tài chính quốc tế, tất cả đều nằm ở những nước TBCN, có hệ thống tài chính phát triển thịnh vượng và là nơi thu hút được nhiều tổ chức tài chính kinh tế lớn của TG. Nhưng ngó đi cũng phải ngó lại. Cơ chế hoạt động của VN còn nhiều rào cản, thủ tục hành chính còn quá nhiêu khê nhiễu sự, Các định chế thì còn quá sơ khai, đó là chưa kể tới môi trường tài chính còn quá lạc hậu. Đơn cử như việc chủ trương bảo hộ các NHTM trong nước trước áp lực của các NH ngoại cũng đủ cho thấy ý tưởng trên là quá xa vời còn nói thẳng ra là hoang đường. Không phải anh có tiền anh dồn sức xây dựng những căn nhà chọc trời, những biểu tượng tài chính là có thể xây dựng nên 1 trung tâm tài chính quốc tế chỉ qua 1 đêm. Nội tình vẫn nằm sâu trong ý thức hệ cũng như cách quan lý. Anh muốn người ta để ý tới mình thì trước tiên anh phải đổi mới tư tưởng, có tinh thần học hỏi và tư tưởng tiến bộ, tạo sân chơi công bằng cho mọi người chơi. Có như vậy họ mới nhiệt tình tham gia chứ! Còn nếu anh cố tình xây dựng lên nó nhưng tư tưởng anh còn bảo thủ, duy ý chí thì cũng chỉ là việc xây lâu đài trên cát thôi.

Năm 2011 phải dành hơn 4 tỉ USD trả nợ

Bộ Tài chính vừa công bố dự toán thu chi ngân sách năm 2011, theo đó VN sẽ phải bố trí 86.000 tỉ đồng (trên 4 tỉ USD) để trả nợ, tăng 22,4% so với dự toán năm 2010, chiếm 11,9% tổng chi ngân sách nhà nước. 
Full

Vietnam's economic indicators - March 1