Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2011

Nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước


Nhằm điều hành chính sách tiền tệ Ngân hàng nhà nước thường sử dụng một số các công cụ chính trong đó nghiệp vụ chiết khấu và tái chiết khấu các giấy tờ có giá trên thị trường mở là một trong những công cụ cơ bản.


Nội dung nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu:

1.Khái niệm: Chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá (GTCG) của các ngân hàng là nghiệp vụ NHNN mua các GTCG còn thời hạn thanh toán, mà các GTCG này được các ngân hàng mua trên thị trường sơ cấp hoặc mua lại trên thị trường thứ cấp. Sau đây gọi tắt là nghiệp vụ chiết khấu.

2. Đối tượng & điều kiện được tham gia nghiệp vụ chiết khấu:
- Các ngân hàng được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng đáp ứng đủu các điều kiện sau:
- Có tài khoản tiền gửi và lưu ký GTCG tại Sở Giao dịch NHNN;
- Có đăng ký chữ ký của lãnh đạo và giới thiệu các cán bộ thực hiện nghiệp vụ chiết khấu với NHNN.
3. Lãi suất chiết khấu: Là lãi suất do NHNN xác định và công bố trong từng thời kỳ.


Tác động của lãi suất chiết khấu


Các ngân hàng thương mại phải tính toán tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi (dự trữ của ngân hàng) để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và họ có một tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi an toàn tối thiểu. Tỷ lệ này ngoài quy định của ngân hàng trung ương về tỷ lệ dự trữ bắt buộc còn phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của ngân hàng thương mại và dự trữ của ngân hàng thường lớn hơn dự trữ bắt buộc do ngân hàng trung ương quy định. Khi tỷ lệ dự trữ tiền mặt thực tế của ngân hàng thương mại giảm xuống đến gần tỷ lệ an toàn tối thiểu thì họ sẽ phải cân nhắc việc có tiếp tục cho vay hay không vì buộc phải tính toán giữa số tiền thu được từ việc cho vay với các chi phí liên quan trong trường hợp khách hàng có nhu cầu tiền mặt cao bất thường:
  • Nếu lãi suất chiết khấu bằng hoặc thấp hơnlãi suất thị trường thì ngân hàng thương mại sẽ tiếp tục cho vay đến khi tỷ lệ dự trữ tiền mặt giảm đến mức tối thiểu cho phép vì nếu thiếu tiền mặt họ có thể vay từ ngân hàng trung ương mà không phải chịu bất kỳ thiệt hại nào.
  • Nếu lãi suất chiết khấu cao hơn lãi suất thị trường, các ngân hàng thương mại không thể để cho tỷ lệ dự trữ tiền mặt giảm xuống đến mức tối thiểu cho phép, thậm chí phải dự trữ thêm tiền mặt để tránh phải vay tiền từ ngân hàng trung ương với lãi suất cao hơn lãi suất thị trường khi phát sinh nhu cầu tiền mặt bất thường từ phía khách hàng.
Do vậy, với một tiền cơ sở nhất định, bằng cách quy định lãi suất chiết khấu cao hơn lãi suất thị trường, ngân hàng trung ương có thể buộc các ngân hàng thương mại phải dự trữ tiền mặt bổ sung khiến cho số nhân tiền tệ giảm xuống (vì bội số của tiền gửi so với tiền mặt giảm) để làm giảm lượng cung tiền. Ngược lại, khi lãi suất chiết khấu giảm xuống thì các ngân hàng thương mại có thể giảm tỷ lệ dự trữ tiền mặt và do vậy số nhân tiền tệ tăng lên dẫn đến tăng lượng cung tiền.

4.  Hình thức chiết khấu:

a. Chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của GTCG (Thời hạn còn lại của GTCG tối đa không quá 90 ngày).
b. Chiết khấu có kỳ hạn (thời hạn còn lại của GTCG lớn hơn thời hạn giao dịch).
5.  Các loại GTCG được chiết khấu:

a. Tín phiếu NHNN, Tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình TW, công trái (Được sử dụng trong cả hai hình thức chiết khấu).
b. Trái phiếu đầu tư do Quỹ Hỗ trợ phát triển phát hành, Trái phiếu chính quyền địa phương do Uỷ ban nhân dân thành phố Hà nội, Tp Hồ Chí Minh phát hành (được sử dụng trong hình thức chiết khấu có kỳ hạn).
6.  Phương thức chiết khấu:

- Phương thức trực tiếp: Các ngân hàng đem “Giấy đề nghị chiết khấu GTCG” trực tiếp đến Sở Giao dịch NHNN.
- Phương thức gián tiếp: Các ngân hàng giao dịch thông qua mạng vi tính hoặc qua Fax tới Sở Giao dịch NHNN (trường hợp qua Fax, gửi bản chính theo đường bưu điện).
7.  Quy trình nghiệp vụ:

7.1. Ngân hàng muốn tham gia nghiệp vụ chiết khấu với NHNN thực hiện các công việc sau:
- Đăng ký mẫu chữ ký lãnh đạo và nhân viên tham gia nghiệp vụ chiết khấu với NHNN;
- Thực hiện lưu ký GTCG tại Sở Giao dịch NHNN.
- Đề nghị NHNN phân bổ hạn mức chiết khấu GTCG.

7.2. Quy trình của giao dịch chiết khấu:
- Ngân hàng gửi Giấy đề nghị chiết khấu GTCG (khi ngân hàng còn hạn mức chiết khấu).
- Sở Giao dịch nhận Hồ sơ đề nghị chiết khấu; Thông báo chấp nhận hoặc không chấp mhận chiết khấu.
- Ngân hàng được chấp nhận chiết khấu có kỳ hạn gửi cam kết mua lại theo số liệu NHNN thông báo tại Thông báo chấp nhận chiết khấu.
- Vào ngày thực hiện chiết khấu, Sở Giao dịch NHNN thanh toán tiền mua GTCG cho ngân hàng đề nghị chiết khấu, thực hiện chuyển GTCG từ tài khoản lưu ký của ngân hàng đề nghị chiết khấu sang tài khoản của NHNN (trường hợp chiết khấu hết thời hạn còn lại của GTCG) hoặc chuyển sang tài khoản cầm cố (trường hợp ngân hàng chiết khấu có kỳ hạn).
- Vào ngày hết thời hạn của cam kết mua lại GTCG: Ngân hàng cam kết mua lại thanh toán tiền mua lại GTCG cho NHNN để được chuyển GTCG về tài khoản lưu ký của NH
.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét