Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

Phân tích tình hình huy động vốn dài hạn của Ngân sách và các tổ chức tài chính của VN từ năm 2000 – 2010



Phân tích tình hình huy động vốn dài hạn của Ngân sách và các tổ chức tài chính của VN từ năm 2000 – 2010

  1. Ngân sách
1.1.Tổng thu ngân sách các năm
Tổng thu NSNN trong 10 năm (2001 - 2010) có xu hướng tăng mạnh. Xét trong giai đoạn 2006 – 2010; Tổng thu NSNN của Việt Nam ước đạt 2.061,71 ngàn tỷ đồng, gấp 2,36 lần so với giai đoạn 2001 – 2005. Tốc độ tăng thu NSNN ước đạt 15,12% mỗi năm và chiếm khoảng 28,70% GDP của năm tương ứng. Năm 2009 do kinh tế thế giới bị suy giảm buộc chính phủ phải đưa ra các giải pháp kích cầu để kích thích tăng trưởng kinh tế trong nước trong đó có chủ trương miễn giảm, gia hạn thuế cho các doanh nghiệp nên tổng thu NSNN chỉ tăng 1.74% so với năm 2008, thấp hơn nhiều so với mức tăng bình quân 22.79% của 2 năm trước đó. Bước sang năm 2010 nền kinh tế có sự hồi phục khá tốt và nguồn thu bắt đầu tăng trưởng mạnh trở lại. Tổng thu NSNN năm 2010 ước đạt 559,17 ngàn tỷ đồng, tăng 26,41% so với năm 2009 và chiếm 28,66% GDP của cả năm.
 
Nguồn: Bộ tài chính
Ngân sách
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
Thu
         90.75
       91.00
         123.86
      177.41
      198.61
      283.85
       289.17
    336.27
    434.76
    442.34
    559.17
    595.00
Chi
       108.96
 n/a
         184.21
      197.57
      221.79
      313.48
       385.67
    469.61
    590.72
    533.01
    578.21
    676.36

  • Xét về tổng số nguồn thu NSNN. Trong giai đoạn 2006 – 2010 nguồn thu từ thuế và phí vẫn là nguồn thu chủ yếu của NSNN với tỷ trọng bình quân đạt 90,35% tổng thu NSNN. Các khoản thu về vốn chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 với mức bình quân đạt khoảng 7,82% tổng thu ngân sách. Xét đến cơ cấu các khoản thu; Thu nội địa vẫn là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất với tỷ trọng bình quân khoảng 50 – 65% trong giai đoạn 2006 – 2010 (i), thu từ dầu thô chiếm khoảng 20% tổng thu nhưng giảm xuống còn khoảng 14 - 15% trong trong năm 2010 do nhà máy lọc dầu Dung Quất bắt đầu đi vào hoạt động và khai thác (ii). Thu từ XNK trong giai đoạn 2006 – 2010 ước chiếm bình quân khoảng từ 18 – 19% tổng thu (iii).
Nguồn: Bộ tài chính


2006
2007
2008
2009
2010
Thu từ thuế và phí
91.25%
88.94%
90.27%
90.02%
91.29%
Thu về vốn
6.02%
9.27%
7.56%
8.51%
7.72%
Thu viện trợ ko hoàn lại
2.73%
1.79%
2.17%
1.47%
0.98%

  • Xét về cơ cấu thu NSNN từ các khu vực kinh tế. Trong tổng thu nội địa, khoản thu từ DN nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, bình quân chiếm khoảng 40% tổng thu nội địa trong giai đoạn 2006 - 2010. Tuy nhiên, tốc độc tăng trưởng nguồn thu từ khu vực này đang có dấu hiệu chậm lại. Trong 5 năm qua, bình quân tăng trưởng nguồn thu NSNN từ khu vực này ước đạt khoảng 13 – 14%. Tỷ trọng nguồn thu từ khối DN tư nhân trong giai đoạn này chiếm khoảng 21 – 25% và tốc độ đóng góp cho NSNN đang có xu hướng tăng mạnh, bình quân đạt gần 23%. Khối DN tư nhân tuy không được tiếp cận nhiều ưu đãi như các DN nhà nước nhưng tốc độ đóng góp vào NSNN đang có xu hướng tăng mạnh chứng tỏ khu vực này là động lực cho sự tăng trưởng của nền kinh tế nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn chưa phục hồi rõ nét. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng có nhiều tích cực khi đóng góp tới 207.345 ngàn tỷ đồng trong giai đoạn 2006 – 2010 nhưng tốc độ đóng góp có phần bị ảnh hưởng do suy thoái kinh tế toàn cầu và mô hình hoạt động đa phần là gia công nên giá trị gia tăng không cao. Tăng trưởng đóng góp nguồn thu NSNN trong giai đoạn 2006 – 2010 của khu vực này bình quân đạt khoảng 11 - 15%.
Nguồn: Bộ tài chính


2006
2007
2008
2009
2010
Thu từ doanh nghiệp nhà nước
32.0%
35.5%
44.6%
31.1%
45.3%
Thu từ DN có vốn ĐTNN (không kể dầu thô)
21.1%
20.4%
28.3%
18.8%
26.2%
Thuế CTN và dịch vụ ngoài QD
15.6%
18.2%
27.1%
17.7%
28.5%


1.2.Nhận định nguồn thu NSNN
Nguồn thu NSNN chính là nguồn vốn lớn nhất trang trải cho hoạt động của bộ máy quản lý và thúc đẩy đầu tư phát triển CSHT của Việt Nam. Tuy nhiên, do trong 10 năm trở lại đây, nhu cầu đầu tư phát triển của Việt Nam luôn ở mức cao từ 30 – 40% GDP nên một mình nguồn thu từ NSNN khổng đủ để trang trải chi phí đầu tư. Ngoài nguyên nhân do nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh cần huy động nhiều vốn đầu tư (đặc biệt là đầu tư vào CSHT) để làm động lực thúc đẩy nền kinh tế thì một nguyên nhân khác là hiệu quả đầu tư không cao khiến chi phí vốn bị đẩy lên đáng kể. Do đó, một mặt cần tìm cách huy động vốn đầu tư từ các nguồn khác một mặt cần nâng cao hiệu quả đầu tư để tiết kiệm chi phí.

Nguồn: Bộ tài chính, Bộ KH – ĐT.


2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Thu NSNN/GDP
18.91%
23.12%
29.43%
27.78%
34.14%
29.70%
29.40%
29.42%
26.34%
28.66%
Dtu/GDP
31.2%
33.2%
35.4%
35.6%
38.9%
41.0%
41.2%
41.5%
43.0%
41.9%

Bổ sung:

Bình quân tăng trưởng Thu NSNN trong 10 năm qua (2000 - 2010) của VN đạt 21.01% và tỷ lệ đóng góp của khoản thu này vào tổng thu nhập của cả nước từ giai đoạn 2006 – 2010 đạt khoảng gần 29%. Tuy nhiên, tỷ lệ bội chi kéo dài và không có xu hướng giảm (bội chi bình quân trong giai đoạn 2006 – 2010 đạt 5.57%GDP). Do đó việc huy động vốn từ nguồn thu NSNN để phục vụ cho các dự án đầu tư CSHT dài hạn sẽ gặp khó khăn.
Nguồn: Bộ tài chính, Bộ KH – ĐT.


2006
2007
2008
2009
2010
Thu NSNN/GDP
29.70%
29.40%
29.42%
26.34%
28.66%
Dtu/GDP
41.0%
41.2%
41.5%
43.0%
41.9%
Bội chi/GDP (thâm hụt NS)
5.00%
5.64%
4.50%
6.90%
5.95%
CPI binh quân
7.48%
8.30%
22.97%
6.88%
9.19%
Bội chi và lạm phát có mối quan hệ mật thiết với nhau. Thường thường lạm phát diễn biến có độ trễ so với mức bội chi. Lấy ví dụ năm 2007 tỷ lệ bội chi đạt 5.64%GDP, tăng 12.8% so với năm 2006, lập tức lạm phát bình quân năm 2008 bị đẩy lên tới 22.97%. Tương tự, năm 2009, bội chi NSNN chiếm tới 6.90%GDP (tăng tới 53.3% so với năm 2008) kết quả là lạm phát bình quân từ 6.97% ở năm 2009 tăng lên tới 9.19% trong năm 2010. Bội chi cao xuất phát từ sự đầu tư kém hiệu quả của Nhà nước mà dưới đó là các tổng công ty, tập đoàn nhà nước.

1.3.Phát hành trái phiếu các năm
Phát hành trái phiếu (nội tệ, ngoại tệ) là nguồn thu quan trọng để bù đắp thâm hụt ngân sách. Theo thống kê của ADB thì trong 5 năm (2005 – 2009) tổng khối lượng trái phiếu huy động của Việt Nam đạt khoảng gần 45 tỷ USD, trong đó TPCP ước đạt gần 42 tỷ USD, chiếm 95% tổng khối lượng TP phát hành. Tốc độ tăng trưởng TP đạt gần 35% qua các năm, cao nhất là năm 2007 khi tăng trưởng phát hành trái phiếu của Việt Nam lên tới 101,4%. Tổng khối lượng TP phát hành năm 2009 ước đạt 11,77 tỷ USD, chiếm 13,1% GDP.

Mặc dù được xem là kênh huy động vốn chính để bù đắp thâm hụt ngân sách và bổ sung nguồn vốn cho các dự án đầu tư nhưng thời gian qua thị trường TP, đặc biệt là trái phiếu nội địa đang giao dịch trầm lắng. Tình hình kinh tế vĩ mô còn nhiều bất ổn; Lạm phát tăng cao, nhập siêu, dự trữ ngoại hối xuống thấp, tiền đồng luôn trong áp lực mất giá, lãi suất thị trường lên cao khiến lãi suất TP không thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư. Hầu hết các đối tượng tham gia trong nước là những tập đoàn lớn hay các ngân hàng mua TPCP để có thể tham gia được vào thị trường OMO. Kinh tế bất ổn cũng tạo tâm lý dè chừng lên nhà đầu tư nước ngoài khiến lợi suất TP của Việt Nam có xu hướng cao hơn các nước trong khu vực.
Nguồn: ADB


2005
2006
2007
2008
2009
Tổng KL TP phát hành (tỷ USD)
4.3
4.91
9.89
13.28
11.77
Trái phiếu/GDP (%)
8.2%
8.2%
14.5%
16.3%
13.1%


Thị trường trái phiếu của Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Thị trường trái phiếu chính phủ vẫn chiếm 1 tỷ trọng lớn trên thị trường, nhưng hoạt động manh mún, kém hiệu quả và chịu ảnh hưởng lớn bởi chính sách của chính phủ.
Năm 2005, thị trường trái phiếu VN chiếm tỷ trọng có 0,18% tổng trái phiếu phát hành trên thị trường các nước có thị trường tài chính mới nổi ở Đông Á. Mặc dù năm 2007, thị trường trái phiếu VN tăng trưởng 101.4%, mức tăng cao nhất so với các nước Đông Á khác. Tuy nhiên, tỷ trọng thị trường trái phiếu VN so với các nước mới nổi khác cũng chỉ được nâng lên tới 0,27%. Tốc độ tăng trưởng vượt bậc của thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong hai năm 2006 và 2007, với mức tăng tương ứng là 306,16% và 251,33% đã đưa tỷ trọng thị trường trái phiếu doanh nghiệp của VN từ 2,48% lên mức 15,46% toàn thị trường trái phiếu. Chỉ sau hai năm tăng trưởng mạnh, tỷ trọng trái phiếu doanh nghiệp của VN đã vượt Trung Quốc và Philippines[1].Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực thì quy mô thị trường trái phiếu của Việt Nam còn quá nhỏ bé. Năm 2009, tổng khối lượng trái phiếu của Việt Nam mới chỉ đạt 11,77 tỷ USD (tương đương khoảng 211,16 ngàn tỷ đồng; tỷ giá 17.941) mới chỉ chiếm khoảng 17% GDP so với tỷ trọng 58% của Thái Lan, 74% của Singapore và 109% của Hàn Quốc. Tổng khối lượng TP lưu hành của Việt Nam mới chỉ bằng 7% tổng khối lượng TP lưu hành của Thái Lan, bằng 19% của Philipines và 12% của Indonesia.

Khối lượng trái phiếu lưu hành trên thị trường của các quốc gia trong khu vực
(tỷ USD)

2005
2006
2007
2008
2009
2010
Việt Nam
        4.30
          4.91
           9.89
          13.28
          11.77
 n/a
Thái Lan
        78.84
      111.52
        139.19
        140.94
        176.86
        224.63
Singapore
 n/a
        99.39
        121.80
        126.98
        140.80
 n/a
Philipine
 n/a
        46.50
          58.00
          56.90
          63.20
          72.80
Indonesia
 n/a
        76.71
          85.67
          70.04
          98.90
        100.18
Malaysia
 n/a
      124.65
        164.75
        166.47
        184.73
        246.83
Hàn Quốc
      983.53
      922.00
     1,027.00
        817.00
     1,061.40
 n/a
Trung Quốc
      889.24
   1,184.12
     1,690.24
     2,213.79
     2,567.04
 n/a
Các nước mới nổi
   2,337.11
   2,933.82
     3,693.19
 n/a
 n/a
 n/a
Nhật Bản
   7,046.41
   7,095.10
     7,644.60
     9,527.60
     9,620.80
   11,722.90
Nguồn: ADB

Nguồn: ADB

2006
2007
2008
2009
Việt Nam
14.19%
101.43%
34.28%
-11.37%
Thái Lan
41.45%
24.81%
1.26%
25.49%
Hàn Quốc
-6.26%
11.39%
-20.45%
29.91%
Trung Quốc
33.16%
42.74%
30.97%
15.96%
Nhật Bản
0.69%
7.74%
24.63%
0.98%


Quy mô thị trường TP Việt Nam so với các nước trong khu vực

Quốc gia
Quy mô thị trường TP/GDP
Hàn Quốc
109%
Singapore
74%
Malaysia
82%
Thái Lan
58%
Trung Quốc
53%
Việt Nam
17%
Nguồn: Bộ Tài Chính
1.4.Nhận định thị trường trái phiếu
Trái phiếu là một trong những nguồn thu quan trọng nhằm cân đối những khoản thâm hụt ngân sách và bổ sung vào các dự án đầu tư. Tuy nhiên, thị trường trái phiếu của Việt Nam trong thời gian qua vẫn chưa thực sự đóng vai trò làm kênh huy động vốn hiệu quả, đặc biệt là các loại trái phiếu dài hạn.Thống kê năm 2007 cho thấy TP dài hạn từ 10 – 15 năm chiếm khoảng 40% thường do các công ty bảo hiểm mua và giữ đến khi đáo hạn, các ngân hàng quốc doanh sở hữu khoảng 60% trái phiếu có kỳ hạn từ 2 – 5 năm. Do vậy để tăng cường huy động nguồn vốn trên thị trường này thì chính phủ cần tập trung các giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, hạ lãi suất huy động trên thị trường và cần minh bạch trong các chính sách quản lý cũng như việc công bố thông tin trên thị trường.

  1. Nguồn vốn ODA
2.1.Tổng nguồn vốn ODA và giải ngân ODA các năm
Tổng nguồn vốn ODA cam kết đầu tư vào Việt Nam trong thời gian từ năm 2000 tới 2010 ước đạt 43,99 tỷ đô la Mỹ, tổng nguồn vốn thực hiện ước đạt 22,19 tỷ đô la Mỹ, chiếm gần 50% tổng nguồn vốn cam kết. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn giải ngân bình quân đạt 8,61%. Cao điểm tăng trưởng giải ngân là năm 2009 khi nguồn vốn ODA giải ngân vào Việt Nam đạt 3 tỷ đô la Mỹ và tăng 36,36% so với năm 2008.
Trong giai đoạn 2000 – 2005, tỷ trọng vốn ODA giải ngân trên cam kết chiếm khoảng 55,1% và cao hơn so với tỷ trọng 47,4% trong giai đoạn 2006 – 2010. Tuy nhiên, tăng trưởng giai đoạn 2000 – 2005 lại không đồng đều bằng giai đoạn 2006 – 2010. Cụ thể, giai đoạn 2000 – 2005, tăng trưởng bình quân trong cam kết và giải ngân vốn ODA lần lượt là 9,60% và 1,97%. Giai đoạn 2006 – 2010, chỉ tiêu này lần lượt là 18,8% và 15,05%. 

Nguồn: Bộ Tài Chính
Vốn ODA
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Cam kết
       2.40
       2.40
       2.46
       2.84
       3.44
       3.75
       3.70
       4.50
       5.43
       5.02
       8.06
Giải ngân
       1.65
       1.50
       1.53
       1.42
       1.65
       1.78
       1.79
       2.18
       2.20
       3.00
       3.50
Đvt: tỷ USD


Với hơn 8 tỷ USD ODA cam kết cho Việt Nam năm 2011 thì WB là nhà tài trợ lớn nhất với cam kết hơn 2,6 tỷ USD, Nhật Bản hơn 1,7 tỷ USD, ADB cam kết 1,5 tỷ USD. Trong số này, có 80 triệu USD là vốn viện trợ không hoàn lại, số còn lại chủ yếu là vốn vay ưu đãi. Tốc độ giải ngân ODA năm 2009 đã cải thiện đáng kể, ước tính đạt khoảng 3 tỷ USD (vượt kế hoạch 1,1 tỷ USD) trong tổng số vốn ký kết gần 5,9 tỷ USD.

Danh sách các nhà trài trợ cam kết cung cấp nguồn vốn ODA cho Việt Nam năm 2009.
Nhà trài trợ
Vốn ODA (triệu USD)
Ngân hàng Thế giới
2.498
Nhật Bản
1.640
Ngân hàng Phát triển châu Á
1.479
Ủy ban châu Âu
331
Mỹ
270
Khối liên minh châu Âu
1.082
Nguồn : Bộ Kế hoạch Đầu Tư
Theo đánh giá của Alan Johnson[2] “Thông thường, trong một dự án ODA 100 triệu USD thì hết 30 triệu là chi phí thuê chuyên gia, 20 triệu dành cho chi phí hành chính và như thế Việt Nam chỉ thực sự nhận được 50 triệu USD mà thôi”. Tuy nhiên VN đang thiếu nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng, cho nên ODA vẫn là nguồn vốn quan trọng bên cạnh nguồn vốn ngân sách. Do vậy, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam năm 2009 đã phát biểu: “Việt Nam luôn trân trọng từng đồng vốn ODA và đảm bảo thực hiện các cam kết với trách nhiệm cao với nhà tài trợ. Chính phủ Việt Nam sẽ nỗ lực và tập trung chỉ đạo mạnh mẽ để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng các nguồn ODA”.

2.2.Nhận định về nguồn vốn
Mặc dù tỷ trọng vốn ODA còn khá khiêm tốn so với tỷ trọng trên GDP (chiếm gần 4% GDP trong giai đoạn 2000 – 2010) nhưng nguồn vốn này đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, giúp đào tạo nguồn nhân lực, cải cách hành chính, xóa đói giảm nghèo… của Việt Nam. Đây cũng là nguồn vốn vô cùng quan trọng bổ sung vào tổng vốn đầu tư toàn xã hội của cả nước. Tuy nhiên, việc tiếp cận các khoản vay ưu đãi này vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Tăng trưởng vốn ODA giải ngân khả quan nhưng vẫn chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng tổng vốn đầu tư toàn xã hội và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội. Tỷ trọng vốn ODA giải ngân trên tổng vốn đầu tư toàn xã hội và trên GDP có xu hướng giảm chứng tỏ việc đẩy mạnh huy động nguồn vốn này vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Một mặt việc sử dụng các dự án ODA chưa đạt hiệu quả do việc chậm trễ trong việc giải ngân cũng như hiệu quả quản lý của từng dự án (i). Mặt khác, Việt Nam đã ra khỏi danh sách nhóm nước đang phát triển có thu nhập thấp, trở thành quốc gia có thu nhập trung bình nên nguồn vốn ODA sẽ giảm đi(ii). Ngoài ra, Nhật bản là nước có tỷ trọng cho vay ODA lớn nhất của Việt Nam nhưng đợt Động đất – Sóng thần hồi đầu năm 2011 đã ảnh hưởng mạnh sẽ đến các khoản đầu tư ra nước ngoài của Nhật trong đó có khản cho vay ODA (iii). Do đó có thể trong thời gian tới nguồn vốn ODA giải ngân vào Việt Nam sẽ có xu hướng giảm sút.

Nguồn: Bộ tài chính, Bộ KH – ĐT, TCTK.


2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
ODA giải ngân/GDP (%)
5.29%
4.59%
4.36%
3.66%
3.63%
3.40%
2.99%
3.18%
2.71%
3.33%
3.42%
ODA giải ngân/Tổng vốn ĐT (%)
18.89%
14.59%
13.47%
9.70%
10.27%
9.58%
7.74%
7.43%
6.18%
7.78%
7.98%

  1. Bảo hiểm xã hội
3.1.Tổng thu bảo hiểm các năm
Năm 1994, ngành bảo hiểm Việt Nam từ chỗ chỉ có 1 công ty Bảo Việt thì tính đến những tháng đầu năm 2010, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có tổng cộng 49 doanh nghiệp hoạt động trong ngành bảo hiểm, gồm 28 DN bảo hiểm phi nhân thọ, 11 DN tái bảo hiểm và 10 DN môi giới bảo hiểm. Tính từ năm 2003 – 2010, doanh thu toàn ngành ước đạt 152.719 tỷ đồng (tương đương 9,08 tỷ đô la Mỹ - tính theo tỷ giá từng năm). Doanh thu từ bảo hiểm nhân thọ trong thời kỳ này ước đạt 76.065 tỷ đồng, chiếm hơn 50% doanh thu toàn ngành bảo hiểm. Doanh thu từ bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 70.709 tỷ đồng, chiếm 40% doanh thu toàn ngành. Tính đến năm 2010, Bảo Việt tiếp tục là doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có thị phần lớn nhất trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ với doanh thu chiếm 25% tổng doanh thu toàn ngành. Prudential là doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có thị phần lớn nhất trên thị trường bảo hiểm nhân thọ với doanh thu chiếm 39% tổng doanh thu toàn ngành. Tăng trưởng doanh thu trong giai đoạn này bình quân đạt khoảng 17,9% trong đó năm 2008 là năm có tốc độ tăng doanh thu cao nhất tăng 52,1% so với năm 2007.
Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm VN.


2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Tổng thu
     10,400.00
      12,550.00
      13,808.00
     14,860.00
         17,757.00
         27,000.00
         25,500.00
         30,844.00
Nhân thọ
       6,317.00
        7,740.00
        8,130.00
       8,500.00
           9,397.00
         10,339.00
         11,850.00
         13,792.00
Phi nhân thọ
       4,003.00
        4,751.00
        5,678.00
       6,360.00
           8,360.00
         10,855.00
         13,650.00
         17,052.00