Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2011

CÁC SẢN PHẨM CHO VAY CỦA NHTM


  1. Cho vay ngắn hạn đối với DN
Trong quá trình hoạt động DN cần đầu tư vốn vào TS lưu động và TS cố định. Về nguyên tắc, DN có thể sử dụng nguồn vốn ngắn hạn hoặc dài hạn để tài trợ cho việc đầu tư vào TS lưu động. Tuy nhiên, do nhu cầu vốn dài hạn để đầu tư vào TSCĐ rất lớn nên thông thường DN khó có thể sử dụng vốn dài hạn để đầu tư vào TSLĐ. Do vậy, để đầu tư vào TSLĐ, DN thường phải sử dụng nguồn vốn ngắn hạn. Nhìn vào bảng cân đối TS của DN, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra nguồn vốn ngắn hạn mà DN thường sử dụng để tài trợ cho TSLĐ, gồm có;
+ Các khoản Nợ phải trả người bán
+ Các khoản ứng trước của người mua
+ Thuế và các Khoản phải nộp Nhà nước
+ Các Khoản phải trả khác
+ Vay ngắn hạn từ ngân hàng.
Về nguyên tắc, DN nên tận dụng và huy động tất cả các nguồn vốn ngắn hạn mà DN có thể tận dụng được. Khi nào thiếu hụt sẽ sử dụng nguồn tài trợ ngắn hạn của ngân hàng. Sự thiếu hụt vốn ngắn hạn của Dn có thể do sự chênh lệch về thời gian và doanh số giữa tiền thu bán hàng (inflows) và tiền đầu tư vào TSLĐ (outflows) hoặc do nhu cầu gia tăng đầu tư TSLĐ đột biến theo thời vụ. Do vậy, nhu cầu tài trợ ngắn hạn của DN có thể chia thành: Nhu cầu tài trợ ngắn hạn thường xuyên và nhu cầu tài trợ ngắn hạn thời vụ. Nhu cầu tài trợ thường xuyên do đặc điểm luân chuyển vốn của DN quyết định trong khi nhu cầu tài trợ thời vụ do đặc điểm thời vụ của ngành sản xuất KD quyết định.

1.1.        Nhu cầu tài trợ ngắn hạn thường xuyên
Nhu cầu tài trợ ngắn hạn thường xuyên xuất phát từ sự chênh lệch hoặc không ăn khớp nhau về thời gian và quy mô giữa tiền vào và tiền ra của DN. Khi DN tiêu thụ hàng hóa và thu tiền về thì DN có dòng tiền vào. Ngược lại, khi Dm mua nguyên liệu hoặc hàng hóa dự trữ cho SXKD, DN có dòng tiền ra. Nếu dòng tiền chi ra lớn hơn dòng tiền thu vào, DN cần bổ sung thiếu hụt. Khoản thiếu hụt này trước hết bổ sung từ VCSH và các khoản Nợ phải trả khác mà DN có thể huy động được. Phần còn lại DN sẽ sử dụng tài trợ ngắn hạn của NH. Đây là nguyên tắc mà cán bộ tín dụng cần nắm vững để xác định hạn mức tín dụng sau này.
1.2.        Nhu cầu tài trợ ngắn hạn thời vụ
Ngoài nhu cầu tài trợ ngắn hạn thường xuyên, DN còn có nhu cầu tài trợ ngắn hạn theo thời vụ. Nhu cầu vốn thời vụ xuất phát từ đặc điểm thời vụ của hoạt động SXKD khiến cho nhu cầu vốn ngắn hạn gia tăng đột biến. Chẳng hạn, công ty sản xuất chế biến XK tôm có thể có nhu cầu vốn ngắn hạn tăng đột biến vào mùa thu hoạch tôm. Khi ấy DN cần tài trợ vốn ngắn hạn NH để bổ sung nhu cầu mang tính thời vụ.
Tóm lại, trong quá trình hoạt động, DN có nhu cầu tài trợ ngắn hạn, thường xuyên hoặc thời vụ, từ ngân hàng. Chính nhu cầu tài trợ này là cơ sở để NH thực hiện cấp tín dụng cho DN. Điều này có lợi cho cả 2 phía, DN và NH. Về phía DN, việc cấp tín dụng của NH giúp DN bổ sung vốn thiếu hụt đảm bảo cho DN có thể duy trì và mở rộng SXKD. Về phía NH, việc cấp tín dụng cho DN giúp ngân hàng “tiêu thụ được SP” của mình góp phần mang lại lợi nhuận cho NH.

1.3.        Phương thức cho vay
Hiện nay trong cho vay ngắn hạn đối với DN, các NHTM thỏa thuận với KH vay việc áp dụng các phương thức vay. Hai phương thức cho vay ngắn hạn áp dụng phổ biến hiện nay là;
+ Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn KH và NHTM thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết HĐTD.
+ Cho vau theo hạn mức tín dụng: NHTM và KH xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.

  1. Cho vay từng lần (hay cho vay theo món):
Đặc điểm của loại cho vay này là KH xin vay món nào thì phải làm hồ sơ xin vay món đó. Như vậy, nếu trong 1 quý, KH có bao nhiêu món vay thì KH phải trả bấy nhiêu HS xin vay. Bộ phận tín dụng tiến hành phân tích HS xin vay và xem xét cho vay đối với từng HS cụ thể. Cách thức phát tiền vay, thu nợ và thu lãi được thực hiện như sau;
Phát tiền vay: Dựa vào HĐTD, NH phát dần tiền vay theo yêu cầu của KH, khi phát tiền vay, khoản tiền vay đó được ghi vào TK tiền gửi của KH hoặc chuyển trả thẳng cho nhà cung cấp và ghi nợ số tiền bay vào TK tiền vay.
Thu nợ và lãi: Theo phương thức cho vay này, nợ gốc và lãi thu cùng một thời điểm. Khi đến ngày trả nợ ghi trên HĐ tín dụng, KH phải chủ động lấp giấy trả nợ cho NH. NH sẽ trích tiền gửi của KH để thu nợ. Còn tiền lãi NH sẽ thus au khi tính toán trên số dư ổn định. Theo công thức:

Lãi tiền vay = Số tiền vay*Thời hạn vay*Lãi suất
Phạm vi áp dụng: Cho vay từng lần được áp dụng trong các trường hợp sau:
  • KH vay không thường xuyên
  • KH vay thường xuyên nhưng chưa được NH tín nhiệm cho áp dụng hạn mức tín dụng.
  • Thường áp dụng cho các khoản vay dài hạn hoặc cho vay các dự án.
  • Thường yêu cầu KH có đảm bảo.
Ưu – Nhược điểm:
- Ưu điểm: NH chủ động sử dụng vốn, thu lãi cao
- Nhược điểm: Thủ tục phức tạp, tốn chi phí, thời gian, KH không chủ động được nguồn vốn, hiệu quả sử dụng vốn vay không cao do vào một thời điểm KH vừa có số nợ trên TK cho vay vừa có số dư trên TK tiền gửi.

  1. Cho vay theo hạn mức tín dụng:
Đặc điểm cơ bản của loại cho vay này là một HS xin vay dùng để xin vay cho nhiều món vay.
Cụ thể KH nộp HS vay vốn 1 lần vào đầu quý, dù trong quý KH có nhiều món vay cũng chỉ cần làm một HS duy nhất. NH tiến hành phân tích tín dụng và nếu đồng ý cho vay, hai bên tiến hành ký kết HĐTD, trong HĐTD ngân hàng sẽ xác định hạn mức tín dụng cho KH.
Hạn mức TD là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời gian nhất định mà ngân hàng và KH đã thỏa thuận trong HĐTD. Khác với loại vay thông thường, NH không xác định kỳ hạn nợ cho từng món vay mà chỉ khống chế theo hạn mức tín dụng, có nghĩa là vào một thời điểm nào đó nếu dư nợ cho vay KH lên đến mức tối đa cho phép, thì khi đó NH sẽ không phát tiền vay cho KH.
Đối với loại vay này, 1 HDDTD được sử dụng cho cả quý. Đến cuối quý, HĐTD sẽ được thanh lý và sang đầu quý sau, KH muốn vay phải nộp một bộ HS xin vay vốn mới.
Phát tiền vay: NH sẽ căn cứ vào bảng kê chứng từ xin vay của khách để giải ngân bằng cách ghi nợ vào TK cho vay luân chuyển và ghi có vào TK tiền gửi hoặc chuyển trả thẳng cho nhà cung cấp.
Thu nợ: Việc thu nợ theo TK cho vay luân chuyển, nghĩa là toàn bộ số tiền thu bán hàng, tiền thu dịch vụ của KH được dùng ưu tiên để trả nợ vay, khi đó về mặt kế toán NH ghi có vào TK cho luân chuyển và như vậy dư nợ của KH sẽ giảm. Nếu TK cho vay luân chuyển có dư nợ bằng không (Been nợ TK cho vay luân chuyển phản ánh số tiền KH đã vay) tức là vào thời điểm đó KH đã trả hết nợ NH. Khi đó nếu có tiền thu bán hàng, tiền thu dịch vụ hoặc các khoản thu khác thì NH sẽ chuyển vào bên Có TK tiền gửi của KH.
Thu lãi: Cuối mỗi tháng NH sẽ tính lãi theo phương pháp tích số. Nếu hạn mức tín dụng vẫn còn, NH sẽ thu lãi bằng cách ghi nợ TK cho vay luân chuyển. Nếu hạn mức tín dụng đã hết thì NH sẽ trích tiền từ TK tiền gửi của Kh để thu lãi.
Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho KH có nhu cầu vay vốn thường xuyên và được NH tín nhiệm. Thường khi cho vay loại này, NH không yêu cầu đảm bảo tín dụng.

  1. Cho vay trung và dài hạn đối với DN
2.1.        Mục đích của cho vay trung và dài hạn
Cho vay trung hạn là các khoản cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm. Cho vay dài hạn là các khoản cho vay có thời hạn trên 5 năm. Mục đích của cho vay trung và dài hạn là nhằm đầu tư vào TSCĐ của DN. Mục đích của TD trung và dài hạn có thể xem xét tên hai góc độ: Khách hàng và Ngân hàng.
Đứng trên góc độ KH, các DN có nhu cầu vay trung và dài hạn nhằm để tài trợ cho việc đầu tư vào TSCĐ và đầu tư một phần vào TSLĐ thường xuyên. Về nguyên tắc DN có thể sử dụng vốn dài hạn, bao gồm VCSH và Nợ dài hạn để tài trợ cho những loại TS này. Nhưng do nguồn VCSH có giới hạn nên thường DN phải sử dụng đến nguồn vốn vay dài hạn. DN có thể vay dài hạn thông qua NH hoặc thông qua phát hành TP huy động vốn trên thị trường vốn. Do đó, đứng trên góc độ DN, vay dài hạn không phải là nguồn vốn duy nhất có thể huy động được để tài trợ cho việc đầu tư vào TSCĐ.
Đứng trên góc độ NH, tín dụng trung và dài hạn là một hình thức cấp tín dụng góp phần đêm lại lợi nhuận cho hoạt động ngân hàng. NH cần nhận thức rõ rằng tín dụng trung và dài hạn cũng là một loại “sản phẩm” mình có thể cung cấp cho KH nhằm mục đích lợi nhuận.
Ngoài ra, NH cần hiểu rằng bên cạnh tín dụng trung và dài hạn, DN còn có thể sử dụng các nguồn khác để tài trợ cho việc đầu tư vào TSCĐ. Việc nhận thức tín dụng như là một SP cần được tiêu thụ nhằm mục đích sinh lợi giúp NH thấy được trách nhiệm của mình và nỗ lực phục vụ KH tốt hơn, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của NH.

2.2.        Thủ tục vay vốn trung và dài hạn
Đê vay vốn trung và dài hạn (sau đây gọi chung là vay dài hạn) của NH, KH phải lập và nộp HS vay vốn. Nhìn chung HS vay vốn cũng tương tự như HS vay vốn ngắn hạn, chỉ khác ở chỗ KH phải lập và nộp cho NH dự án đầu tư vốn dài hạn, thay vì gửi cho NH phương án SXKD hoặc KH vay vốn như khi vay ngắn hạn.
DAĐT là căn cứ quan trọng để NH xem xét và quyết định có cho DN vay vốn dài hạn hay không. Dự án ĐT có thể do DN  tự lập hoặc thuê chuyên gia lập, trong TH đầu tư dự án lớn và phức tạp. Nhìn chung một dự án đầu tư thường bao gồm các ND chính sau:
+ Giới thiệu chung về KH vay vốn và về dự án
+ Phân tích sự cần thiết phải lập DAĐT
+ Phân tích sự khả thi về mặt tài chính của DA
+ Phân tích các yếu tố kinh tế XH của dự án.
Trong những ND trên, phân tích sự khả thi về tài chính của DA cực kỳ quan trọng vì dựa vào đây NH có thể phân tích và đánh giá khả năng trả nợ và lãi của KH. Đê thấy được sự khả thi về tài chính của DA, KH phải nêu bật được những căn cứ như sau:
+ Phân tích và đánh giá tình hình nhu cầu thị trường và giá cả tiêu thụ để làm căn cứ dự báo doanh thu dự án
+ Phân tích và đánh giá tình hình thị trường và giá cả chi phí để làm căn cứ dự báo chi phí đầu tư ban đầu và chi phí trong suốt quá trình hoạt động của DA
+ Phân tích và dự báo dòng tiền ròng thu được từ DA
+ Phân tích và dự báo chi phí huy động vốn cho DA
+ Xác định các chỉ tiêu (NPV, IRR, PP)
+ Nếu dự án lớn và phức tạo cần có thêm các phân tích về rủi ro thực hiện DA như phân tích độ nhạy, phân tích tình huống và phân tích mô phỏng.
Mặc dù phương pháp lập và phân tích DA đầu tư được trình bày trong nhiều tài liệu và được giảng dạy ở các trường ĐH nhưng thực tế cho thấy rằng rất ít KH có thể am hiểu và lập được dự án một cách bài bản và khoa học theo yêu cầu của NH. Điều này một mặt do trình độ chuyên môn hạn chế, một mặt do KH nhận thức chưa đúng ý nghĩa và tầm quan trọng của việc lập và phân tích và đánh giá sự khả thi của một 1 DA. Nhiều khi KH có tâm lý việc lập DA là không cần thiết, NH cứ cho vay miễn sao KH trả được nợ, nếu không trả được thì NH phát mãi TS thế chấp để thu hồi. Dự án chỉ làm cho vấn đề thủ tục trở nên rắc rối, phiền toái.
Thật ra đây không đơn thuần là thủ tục bắt buộc KH phải lập khi vay vốn dài hạn, nó còn là căn cứ để NH đánh giá tính khả thi về mặt tài chính của DA. Điều này nhằm trước tiên là bảo vệ lợi ích của KH, sau đó mới nhằm mục đích bảo đảm khả năng thu hồi vốn của NH. Thực tế cho thấy nhiều KH do xem nhẹ việc lập và đánh giá dự án dẫn đến đầu tư sai lầm khiến cho DAĐT không những không tạo ra giá trị cho KH mà còn làm tổn thất TS khiến KH lầm vào tình tràng vỡ nợ. Điều này đáng lẽ không xảy ra nếu KH và NH có sự hợp tác tốt để cũng nhau đnáh giá chính xác xem DA có đáng đầu tư hay không.
(Sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét