Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2011

M2 & GDP, độ sâu tài chính

M2/GDP: Sự phát triển tổng phương tiện thanh toán (như M2) quá nhanh nhưng năng suất và sản lượng không theo kịp sẽ dẫn đến “mất cân đối tiền – hàng” và đó là mầm móng của lạm phát (M.V = P.Q). M2/GDP VN (left scale) tăng gấp đôi trong vòng chưa tới 10 năm, Stock of money vs GDP đã tăng quá mạnh do tính dụng “bơm” liên tục – (giai đoạn 2001-2010 tín dụng tăng với CAGR 32%/năm!, Updated: vì sao tín dụng tăng? – SGTT) (Các cột xanh trong hình là GDP danh nghĩa, theo giá thực tế, cho nên tốc độ tăng GDP rất cao (inflate bởi lạm phát), cao hơn so với con số công bố hàng năm (đã điều chỉnh lạm phát) (Chart source: RT, GSO)
Financial Depth (Độ sâu tài chính) Một trong những thước đo độ sâu tài chính đó là M2/GDP (hoặc tiền rộng hơn) hoặc Tín dụng/GDP,…Hệ thống tài chính là phương tiện để phát triển kinh tế, khi Hệ thống tài chính phát triển hiệu quả sẽ dẫn đến sự gia tăng tiết kiệm và đầu tư (được cấp vốn từ lực lượng tiết kiệm trong xã hội thông qua hệ thống trung gian tài chính), cung cấp vốn cho sự phát triển của cả nền kinh tế, năng suất tăng lên thông qua sự sàng lọc và hỗ trợ. Tại sao chúng ta thị trường tài chính và độ sâu tài chính phát triển khá nhanh nhưng năng suất hiệu quả vẫn chưa cao (ie. ICOR cao), có thể là do quá trình sàng lọc không hiệu quả. Sàng lọc không hiệu quả tức là DN kém hiệu quả vẫn nhận được vốn tài trợ và không bị đào thải, hiện tượng Crowd out!
Của Trung Quốc: (tôi đổi cái chart M2/GDP riêng lẽ, thay vào đó là chart vẽ chung với VN để dễ nhìn)

Updated: Trong một thời gian dài, có thể TQ điều hành CSTT theo mục tiêu cung tiền theo tăng trưởng (giữ ổn định tỷ lệ giữa cung tiền vs GDP), áp lực lạm phát của TQ là không lớn trong giai đoạn này. Chuyển qua giai đoạn khủng hoảng, TQ kích thích kinh tế bằng chính sách mở rộng khiến cung tiền tăng mạnh. Hiện tại đang thắt chặt tiền tệ khi CPI tăng mạnh (5.4% yoy). VN thì khác, “thúc” kinh tế phát triển bằng chính sách đầu tư trong một giai đoạn dài, tình hình vĩ mô luôn rơi vào tình trạng mất ổn định của lạm phát và lãi suất. Cung tiền tăng còn do đầu tư nước ngoài và dòng vốn nóng (như giai đoạn trước 2000′s của TQ và giai đoạn sau khủng hoảng. Trong khi đó, đầu tư nước ngoài vào VN tăng mạnh khi VN gia nhập WTO và triển vọng của một “con hổ” vùng bán đảo Đông Dương (với sự hô hào của giới đầu tư ngoại, tin tưởng vào một sự phát triển bền vưng, hình thành nên một bong bóng BĐS và Chứng khoán…)! Tuy nhiên, sau khủng hoảng, dòng vốn đầu tư nước ngoài (trong đó dòng vốn nóng, vốn vào TTCK (FII)) càng dè dặt. Điều này có thể là do sự thất vọng về do không có một sự thần kỳ nào cả (mặc dù nhiều ý kiến cho rằng, VN ít ảnh hưởng bởi khủng hoảng sẽ phục hồi một cách nhanh nhất theo hình chử V) thì hiện tại, chúng ta vẫn dậm chân tại chỗ, thể hiện rõ nhất là TTCK. Có thể, đây vẫn là nỗi ám ảnh của giới đầu tư nước ngoài – kéo dài thêm vài năm nữa (trong đó có rất nhiều nhà đầu tưu ngoại dính ‘quả đắng” từ 2007 đến nay, để rồi, tiến thoái lưỡng nan)! Tất cả đến từ đâu? Từ chính sách vĩ mô bất cân đối: chính sách tiền tệ chạy theo chính sách tài khóa, đầu tư chỉ định, crowd out như nói ở trên!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét