Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2011

NHTW và cơ chế phát hành tiền


NHTW có 4 đối tượng giao dịch hay 4 nghiệp vụ chính đó là Chính phủ, Ngân hàng trung gian, Thị trường tiền tệ và Thị trường hối đoái. Qua 4 nghiệp vụ đó NHTW thực hiện phát hành tiền tệ hay nói khác đi là 4 ngõ phát hành tiền của NHTW.

  1. Phát hành tiền qua ngõ chính phủ
CP cũng như các thực thể kinh tế khác trong quá trình hoạt động vừa có Thu vừa có Chi. Giả sử số thu của CP, chủ yếu đến từ thuế và những khoản thu khác, là a. Số chi CP là b và khối lượng tiền tệ lưu hành là M. Nếu a = b tức là ngân sách bình quân Thu Chi, thì khối tiền tệ (M+a-b=M) vẫn như cũ. Nếu a lớn hơn b tức là có bội chi ngân sách thì cần có nguồn bù đắp sai biệt (a – b) giữa Chi và Thu. Thông thường CP có thể bù đắp sai biệt này bằng 2 cách:
-       Vay nợ của dân để tăng nguồn thu ngân sách thông qua việc phát hành trái phiếu và công trái.
-       Vay nợ của NHTW để bù đắp thiếu hụt NS.
Trường hợp CP huy động tiền từ dân chúng đủ bù đắp sai biệt giữa Chi và Thu thì khối tiền tệ M vẫn như cũ. Trường hợp huy động không đủ, CP phải vay tiền từ NHTW. Khi đó NHTW thực hiện phát hành tiền thông qua ngõ CP và khối tiền tệ M tăng lên.
  1. Phát hành tiền qua ngõ NH trung gian
NHTW được mệnh danh là NH của các NH, nó là vị cứu tinh khi NH trung gian lâm vào tình cảnh khó khăn. Nếu vì lý do nào đó khiến dân chúng đổ xô đến rút tiền ở một NH trung gian, lập tức NH này sẽ rơi vào tình trạng lâm nguy vì mất khả năng chi trả. Khi ấy, để cứu lấy NH trung gian góp phần duy trì hoạt động của cả hệ thống NH, đòi hỏi NHTW phải kịp thời can thiệp bằng cách ứng vốn hay cho vay đối với NH trung gian. Mặt khác trong quá trình hoạt động nếu có nhu cầu mở rộng tín dụng vượt quá khả năng nguồn vốn của mình, NH trung gian cũng có thể đến NHTW xin vay vốn hay tăng chiết khấu. Những TH này đưa đến chỗ NHTW phát hành tiền vào lưu thông. Nói khác đi, ngân hàng trung gian là 1 ngõ phát hành tiền của NHTW.

  1. Phát hành tiền qua ngõ thị trường Mở
Thị trường bỏ ngỏ hay thị trường Mở (Opent market) ở đây chính là thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán. Gọi là bỏ ngỏ vì ai tham gia mua bán trên thị trường này đều được cả không loại trừ thành phần nào.
Lúc đầu việc phát hành tiền của NHTW chủ yếu thông qua ngõ Nh trung gian. Nhưng dần dần về sau ngõ phát hành này tỏ ra kém linh hoạt thể hiện ở chỗ:
-       NHTW muốn phát hành tiền phải đợi khi nào NH trung gian có nhu cầu hay tái chiết khấu thương phiếu.
-       NH trung gian thường gặp thủ tục khó khăn khi vay NHTW nên họ thường tìm kiếm các nguồn tài trợ khác nhanh gọn hơn.
Với những hạn chế trên đây, dần dần NH trung gian chuyển sang thị trường mở để tìm thấy nguồn tài trợ khi cần thiết bằng cách phát hành chứng khoán ngắn hạn và dài hạn. NHTW khi can thiệp vào thị trường mở bằng cách mua chứng khoán trên thị trường này tức thì NHTW có phát hành tiền tệ. Hay nói cách khác đi, thị trường mở là một ngõ phát hành tiền của các NHTW.
  1. Phát hành tiền qua ngõ thị trường vàng và thị trường hối đoái
Thị trường vàng và thị trường hối đoái diễn biến rất sôi động, giá cả trên thị trường này hết sức nhạy bén và có ảnh hưởng sâu sác đến giá cả thị trường hàng hóa cũng như hoạt động chung của toàn bộ nền kinh tế. Vì lẽ đó, NHTW với tư cách là cơ quan quản lý kinh tế vĩ mô của NN phải can thiệp vào thị trường này khi cần thiết.
Trong nền kinh tế thị trường sự can thiệp đó chỉ có thể thực hiện hữu hiệu thông qua hình thức can thiệp vào quan hệ cung cầu vàng và ngoại tệ nghĩa là NHTW can thiệp với tư cách là người mua, người bán trên thị trường.
Khi NHTW bán vàng và ngoại tệ thì NHTW thu hút bớt tiền tệ vào khiến cho khối tiền tệ (M) giảm xuống. Ngược lại, khi NHTW phát hành tiền tệ vào lưu thông khiến cho khối tiền tệ (M) tăng lên.
Như vậy, NHTW có thể sử dụng thị trường vàng và thị trường hối đoái như là một ngõ phát hành tiền hay điều hòa lưu thông tiền tệ khi cần thiết. Muốn vậy, NHTW phải tạo lập được dự trữ vàng và ngoại tệ. Dự trữ này có 3 công dụng chủ yếu:
-       Nó là phương tiện để NHTW can thiệp vào thị trường tiền tẹ, thị trường vàng và thị trường hối đoái.
-       Nó là phương tiện để chống lạm phát
-       Nó là hàn thử biểu để đo lường sức khỏe của một nền kinh tế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét