Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2011

PHÂN LOẠI NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG


PHÂN LOẠI NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG
  1. Dựa vào bảng cân đối tài sản
Có một cách phân loại nghiệp vụ ngân hàng thương mại thường được sử dụng là dựa vào bảng cân đối tài sản. Bảng cân đối tài sản là bảng báo cáo tổng hợp về tình hình tài sản và nguồn vốn của NHTM trong một thời điểm nào đó. Chính vì vậy, nhìn vào bảng CĐTS của chúng, ta có thể hệ thống hóa được một số nghiệp vụ chủ yếu của NHTM. Dựa vào bảng CĐTS, các nghiệp vụ NHTM có thể chia thành nghiệp vụ nội bảng và nghiệp vụ ngoại bảng.
Nghiệp vụ nội bảng tức là những nghiệp vụ ngân hàng được phản ánh trên bảng CĐTS. Các nghiệp vụ nội bảng có thể chia thành nghiệp vụ tài sản Nợ, hay nghiệp vụ huy động vốn, và nghiệp vụ tài sản Có, hay nghiệp vụ sử dụng vốn.
  • Các nghiệp vụ TS Nợ bao gồm các nghiệp vụ chủ yếu như là tiền gửi KH (tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm), tiền gửi các tổ chức TD khác, tiền gửi NHNN, kho bạc nhà nước, vay các TCTD khác, vay NHNN, vay bằng cách phát hành trái phiếu, kỳ phiếu.
  • Các nghiệp vụ TS Có bao gồm các nghiệp vụ chủ yếu như là cho vay đối với KH, đầu tư chứng khoán, cho vay các tổ chức tín dụng khác.
Nghiệp vụ ngoại bảng là các nghiệp vụ không được phản ánh trên bảng CĐTS của NHTM, chủ yếu là các hoạt động dịch vụ và bảo lãnh ngân hàng.
Cách phân loại nghiệp vụ ngân hàng bằng cách dựa vào bảng cân đối TS là kiểu phân loại truyền thống phù hợp với mô hình ngân hàng cổ điển. Đối với một ngân hàng hiện đại, các nghiệp vụ ngân hàng ngoại bảng thường chiếm tỷ trọng lớn nhưng lại không được phản ánh trên bảng CĐTS. Do vậy cần có một cách phân loại nghiệp vụ ngân hàng theo kiểu khác, không dựa vào bảng CĐTS.
  1. Dựa vào đối tượng khách hàng
Các NHTM hiện đại thường phân loại nghiệp vụ của mình dựa vào đối tượng khách hàng để từ đó dễ dàng có chiến lược tiếp cận và phục vụ khách hàng tốt hơn. Dựa vào đối tương KH có thể chua thành nghiệp vụ đối với KH công ty hay KH doanh nghiệpnghiệp vụ đối với KH cá nhân.
2.1.Các nghiệp vụ đối với KH Doanh nghiệp
So với KH cá nhân, KH Doanh nghiệp là đối tượng KH thường chiếm tỷ lệ nhỏ hơn về mặt số lượng nhưng lại chiếm tỷ trọng lớn hơn về doanh số giao dịch. Do vậy giao dịch với khách hàng doanh nghiệp ngân hàng có thể tiết kiệm được chi phí giao dịch dựa vào lợi thế về quy mô giao dịch. Đối với KH doanh nghiệp, NHTM có thể thực hiện các nghiệp vụ sau đây:
  • Tiền gửi thanh toán
  • Thanh toán không dùng tiền mặt giữa các DN
  • Thanh toán quốc tế
  • Mua bán ngoại tệ với DN
  • Cho vay đối với DN
  • Bảo lãnh đối với DN
  • Tư vấn tài chính.
2.2.Các nghiệp vụ đối với khách hàng cá nhân
Ngược với KH DN, KH cá nhân thường chiếm tỷ trọng lớn về số lượng nhưng lại chiếm tỷ trọng nhỏ về doanh số giao dịch. Tuy nhiên, khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu giao dịch với NH của KH cá nhân ngày càng tăng thì nghiệp vụ ngân hàng đối với KH cá nhân ngày càng trở nên đáng chú ý hơn. Đối với KH cá nhân, NHTM có thể thực hiện các nghiệp vụ sau đây:
  • Tiền gửi cá nhân
  • Tiền gửi tiết kiệm
  • Thẻ thanh toán
  • Thanh toán qua ngân hàng
  • Cho vay tiêu dùng
  • Cho vay xây dựng, sữa chữa, mua bán nhà
  • Cho vay trả góp
  • Cho vay kinh tế hộ gia đình.
  (St)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét