Thứ Tư, 2 tháng 11, 2011

18 công ty chứng khoán lỗ trên 1.350 tỷ đồng


Kết quả kinh doanh các công ty chứng khoán niêm yết

STTCông ty chứng khoánMã GDLNST Quý 3LNST 9 tháng
1Sài Gòn - Hà NộiSHS0,3-381,9
2SacombankSBS-99,4-257,9
3VnDirectVND11,9-129,5
4BIDVBSI-134,7-128,7
5Dầu khíPSI9,5-73,3
6Bảo ViệtBVS13,3-67
7Rồng ViệtVDS-5,9-65,7
8VICSVIG-25,8-58,9
9SMESME-6-35,1
10Âu ViệtAVS-5,1-31,2
11Sao ViệtSVS-2,5-30,2
12Tràng AnTAS-5,7-26,3
13Phú HưngPHS-7-19,2
14Sài GònSSI83,2-17,4
15APECAPS1,4-12,9
16Phương ĐôngORS1,5-6,6
17Hải PhòngHPC12,6-5,6
18An PhátAPG-2-4,4
19VNSIVS-10,2
20Phố WallWSS0,50,8
21Hòa BìnhHBS01,2
22Golden BridgeGBS2,14,4
23Xuân ThànhVIX5,46,1
24VietinbankCTS13,736,8
25AgrisecoAGR5192,2
26Kim LongKLS53,8139,4
27TP HCMHCM57145,5
(Đơn vị: tỷ đồng, Nguồn: BCTC các doanh nghiệp)

Báo cáo kết quả kinh doanh 9 tháng của các công ty chứng khoán niêm yết cho thấy tỷ lệ thua lỗ lên tới 2 phần 3. Số ít doanh nghiệp có lãi chủ yếu là nhờ các hoạt động kinh doanh “tay trái”.

Tình trạng thua lỗ trong quý III được ghi nhận tại 11 trên tổng số 27 công ty chứng khoán niêm yết đã công bố báo cáo tài chính. Tổng mức lỗ của các doanh nghiệp này lên tới 295 tỷ đồng. Nếu tính lũy kế 9 tháng đầu năm, số công ty thua lỗ thậm chí còn lên tới 18 với tổng số tiền “đánh mất” hơn 1.350 tỷ đồng.

Doanh thu môi giới và kinh doanh chứng khoán của các công ty giảm mạnh trong 9 tháng đầu năm 2011. Ảnh minh họa: Nhật Minh
Doanh thu môi giới và kinh doanh chứng khoán của các công ty giảm mạnh trong 9 tháng đầu năm. Ảnh minh họa: Nhật Minh
Riêng trong quý III, lỗ nặng nhất là Công ty chứng khoán BIDV (HOSE: BSI) với mức âm lợi nhuận lên tới gần 135 tỷ đồng. Theo báo cáo của doanh nghiệp, khoản lỗ này chủ yếu do chi phí hoạt động kinh doanh tăng gần 5 lần so với cùng kỳ 2010 (lên tới gần 195 tỷ đồng) trong khi doanh thu thay đổi không đáng kể. Tính chung tư đầu năm, công ty này lỗ 129 tỷ đồng do vẫn có lãi “chút đỉnh” trong 2 quý trước.
Con số này, tuy vậy, chỉ bằng non nửa so với mức lỗ của Công ty chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (HNX: SHS), lên tới gần 382 tỷ đồng. Đây là doanh nghiệp lỗ nặng nhất trong số các công ty chứng khoán niêm yết sau 9 tháng. Tương tự như trường hợp của Chứng khoán BIDV, khoản lỗ của SHS chủ yếu do chi phí tăng mạnh (chủ yếu là chi phí dự phòng kinh doanh chứng khoán và dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi, tăng hơn 200 tỷ đồng) trong khi doanh thu thậm chí còn giảm so với năm 2010.
Chi tiết kết quả kinh doanh các công ty chứng khoán niêm yết
Những hệ quả của việc thị trường chứng khoán sụt giảm, mất lòng tin của nhà đầu tư cũng là nguyên nhân chính dẫn đến các khoản lỗ tương tự của công ty chứng khoán trong 9 tháng đầu năm. Trong đó, có cả những “tên tuổi” như Chứng khoán Sacombank (lỗ gần 258 tỷ đồng), VnDirect (lỗ gần 130 tỷ), SSI (lỗ 17,4 tỷ)… Công ty đang dính líu đến những rắc rối về thanh khoản là SME cũng đang chịu lỗ hơn 35 tỷ đồng sau 9 tháng.
Ở mảng sáng hiếm hoi, một số công ty như Chứng khoán TP HCM (HSC), Kim Long, Agriseco… vẫn tìm được lợi nhuận tương đối “khủng” trong điều kiện kinh tế khó khăn. Tuy nhiên, các khoản lãi này chủ yếu đến từ các hoạt động kinh doanh “tay trái.
Được coi là lãi nhất trong các công ty chứng khoán niêm yết với lợi nhuận sau thuế 9 tháng đạt trên 145 tỷ đồng nhưng HSC vẫn chứng kiến mức giảm gần 50% về doanh thu từ hoạt động môi giới và kinh doanh chứng khoán. Nguồn thu chủ yếu của doanh nghiệp này đến từ hoạt động kinh doanh khác (tăng hơn 45 tỷ đồng so với cùng kỳ 2010) và tiết giảm chi phí kinh doanh.
Xếp ngay sau HSC là Chứng khoán Kim Long với khoản lãi gần 140 tỷ đồng, chủ yếu là lãi gửi ngân hàng của số tiền mặt khoảng 2.000 tỷ đồng (doanh thu môi giới, kinh doanh chứng khoán giảm 80% nhưng doanh thu khác tăng gấp 3 lần cùng kỳ 2010). Một công ty chứng khoán khác là Agriseco cũng có khoản lãi tương tự lên tới hơn 92 tỷ đồng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét