Rủi ro có hệ thống là loại rủi ro tác động đến toàn bộ hoặc hầu hết các tài sản. Vì thế người ta còn gọi nó là rủi ro thị trường. Như đã thấy, sự bấp bênh của các điều kiện kinh tế chung như việc giảm GDP, tăng lãi suất tiền vay, tăng tốc độ lạm phát…là những rủi ro có hệ thống. Những điều kiện này tác động đến hầu hết các doanh nghiệp.
Rủi ro không có hệ thống là loại rủi ro chỉ tác động đến 1 tài sản hoặc một nhóm nhỏ các tài sản, nghĩa là loại rủi ro này chỉ liên quan tới từng doanh nghiệp cụ thể nào đó. Vì thế người ta còn gọi là rủi ro đơn nhất hay rủi ro cho một tài sản cụ thể. Chẳng hạn, sự bãi công của công nhân thuộc doanh nghiệp A, đôi khi nó cũng có ảnh hưởng chút ít đến một vài doanh nghiệp khác đang có một số hợp đồng mua bán với doanh nghiệp này. Các doanh nghiệp không có liên quan tới doanh nghiệp A thì hoàn toàn không bị tác động.
Đa dạng hóa và rủi ro có hệ thống;
Rủi ro có hệ thống không thể loại trừ bằng cách đạ dạng hóa, bởi vì theo định nghĩa, rủi ro có hệ thống tác động đến tất cả các loại tài sản khác nhau. Vì lẽ đó, dù ta có tới bao nhiêu loại tài sản khác nhau trong một danh mục đầu tư đi nữa thì cũng không lại trừ rủi ro có hệ thống. Vì vậy, trên thực tế, khái niệm "rủi ro có hệ thống" và "không thể đa dạng hóa" có thể sử dụng thay thế cho nhau.
Rủi ro có hệ thống và hệ số Beta
- Nguyên lý của rủi ro có hệ thống
Rủi ro không có hệ thống có thể bị loại trừ thông qua việc đa dạng hóa. Ngược lại, chúng ta không thể loại trừ được rủi ro có hệ thống bằng cách đa dạng hóa.
Nguyên lý của rủi ro có hệ thống đã chỉ ra rằng: phần thưởng trao cho việc chịu đựng rủi ro chỉ phụ thuộc vào rủi ro có hệ thống của khoản đầu tư. Rủi ro không có hệ thống có thể loại trừ thông qua việc đa dạng hóa mà không cần có chi phí, vì vậy sẽ không có phần thưởng cho loại rủi ro này. Hay nói một cách khác, thị trường sẽ không đền bù cho loại rủi ro không cần thiết phải sinh ra.
Nguyên lý của rủi ro có hệ thống khẳng định: doanh lợi dự kiến cho một tài sản chỉ phụ thuộc vào rủi ro có hệ thống. Nghĩa là, chỉ riêng rủi ro có hệ thống là loại rủi ro có liên quan đến việc quyết định mức doanh lợi dự kiến và mức bù đắp rủi ro của một tài sản.
More
Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011
Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011
Tránh rủi ro, quỹ tín dụng phải nộp 0.08% dư nợ
(FBNC)- Theo dự thảo mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, để tránh rủi ro trong hoạt động, các quỹ tín dụng sẽ phải trích nộp 0,08% trên tổng dư nợ cho vay.
Sau khi đã thống nhất với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước đã lên dự thảo với quy định, Tổ chức tín dụng là Hợp tác xã phải trích nộp Quỹ bảo toàn hệ thống mỗi năm 1 lần; mức trích nộp là 0,08% trên dư nợ cho vay bình quân, không tính nợ xấu. Số tiền nộp Quỹ được xem là chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng.
Quỹ bảo toàn hệ thống chỉ cho vay hỗ trợ khi Quỹ tín dụng nhân dân thành viên gặp khó khăn tài chính sau khi đã sử dụng hết các nguồn dự trữ nhưng vẫn không đủ bù đắp thâm hụt hoặc thua lỗ.
Lãi suất cơ bản,tái chiết khấu,tái cấp vốn..
Các loại lãi suất đang ảnh hưởng thế nào tới thị trường?
Thứ Tư, 14 tháng 9, 2011
Thứ Hai, 12 tháng 9, 2011
Giải thích ý nghĩa các mức xếp hạng của Fitch, Moody’s và S&P
Giải thích ý nghĩa các mức xếp hạng của Fitch, Moody’s và S&P | ||
Ý nghĩa | Fitch và S&P | Moody’s |
Chất lượng cao nhất | AAA | Aaa |
Chất lượng cao | AA+ | Aa1 |
AA | Aa2 | |
AA- | Aa3 | |
Khả năng trả được nợ cao | A+ | A1 |
A | A2 | |
A- | A3 | |
Ðủ khả năng trả nợ | BBB+ | Baa1 |
BBB | Baa2 | |
BBB- | Baa3 | |
Nhiều khả năng sẽ trả được nợ, có những rủi ro đang tồn tại | BB+ | Ba1 |
BB | Ba2 | |
BB- | Ba3 | |
Những khoản nợ có rủi ro cao | B+ | B1 |
B | B2 | |
B- | B3 | |
Có nhiều rủi ro vỡ nợ | CCC+ | Caa1 |
CCC | Caa2 | |
CCC- | Caa3 | |
Gần hoặc trong tình trạng phá sản hoặc không trả được nợ | CC | Ca |
C | C | |
D | D | |
Nguồn: Global Financial Stability Report, IMF |
Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2011
Một số từ cần lưu ý
YtD: Year to Date: từ đầu năm tới nay
MoM: Month over month: tháng này so với tháng trước (cùng năm)
Month X – Month Y numbers
_______________________ x 100 = Percentage Growth
Month X
QoQ: Quarter over quarter: quý này so với quý trước (cùng năm)
Quarter X – Quarter Y numbers
_______________________ x 100 = Percentage Growth
Quarter X number
YoY: Year over Year: năm này so với năm trước
Year X – Year Y numbers
_______________________ x 100 = Percentage Growth
Year X number
MoM: Month over month: tháng này so với tháng trước (cùng năm)
Month X – Month Y numbers
_______________________ x 100 = Percentage Growth
Month X
QoQ: Quarter over quarter: quý này so với quý trước (cùng năm)
Quarter X – Quarter Y numbers
_______________________ x 100 = Percentage Growth
Quarter X number
YoY: Year over Year: năm này so với năm trước
Year X – Year Y numbers
_______________________ x 100 = Percentage Growth
Year X number
OMO outstanding Loan
OMO outstanding Loan là tổng dư nợ mà NHTW cho các NHTM vay thông qua nghiệp mua mua kỳ hạn GTCG từ các NHTM trên OMO. Việc thắt chặt hay nới lỏng là thông qua tổng dư nợ này. Hàng tuần chúng ta hay nghe việc bơm/rút tiền trên OMO, chính điều đó sẽ tác động tăng hoặc giảm dư nợ. Một khi dư nợ đến mức zero (mà vẫn chưa đạt được các mục tiêu của CSTT) thì NHTW sẽ chuyển sang bán kỳ hạn (revert repo) nếu không sẽ sử dụng biện pháp khác để giảm cung tiền như tăng DTBB, phát hành Tín phiếu của NHTW (ở VN thì có Tín phiếu bắt buộc, bởi không bắt buộc chắc….không NHTM nào mua nếu Lãi suất thấp hơn TPCP) ngoài ra, NHTW có thể tăng lãi suất trả lên khoản tiền gửi DTBB hoặc vượt DTBB (IORR/IOER) – công cụ này thì mang tính nhẹ nhàng hơn nhiều so với DTBB và đồng thời không làm tăng chi phí vốn của NHTM nhiều (tốt cho mục tiêu giảm LS cho vay, tất nhiên, thu nhập của NHTW sẽ giảm xuống!)
Tham khảo thêm tại đây
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)