Thứ Ba, 12 tháng 4, 2011

[USD] Ceilling Rate, Rise Compulsory Reserves

Vậy là trần lãi suất và tăng DTBB USD đã được ban hành như expected.

Từ ngày 13/4, KH cá nhân gửi USD sẽ không quá 3%/năm, trước đó, trần lãi suất USD không quá 1%/năm đã được “áp” cho huy động vốn từ doanh nghiệp từ năm 2010 (Thông tư số 03 /2010/TT-NHNN). Còn từ tháng 5/2011, DTBB USD sẽ tăng lên thêm 2% (tức 4% đối với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, 6% đối với kỳ hạn dưới 12 tháng)

Tín dụng USD đã tăng quá mạnh kể từ đầu năm và trong năm 2010. Tăng DTBB là giải pháp giảm cung tin dụng USD, DN sẽ vay USD khó hơn (mặc dù LS vay có thể giảm xuống do LS huy động giảm lớn hơn chi phí tăng lên do DTBB tăng), “nắn” dòng tín dụng USD trong nền kinh tế một cách hợp lý (cùng với Thông tư 07 mới được ban hành).

Việc áp trần lãi suất USD đã được đề cập cách đây khá lâu, một phần nhằm hạn chế hiện tương đô la hóa trong nền kinh tế, KH sẽ chuyển từ USD sang VND bằng cách bán USD cho NH thay vì gửi như trước, điều này cũng phù hợp với lộ trình chuyển từ trạng thái vay – gửi sang bán – mua đồng USD của NHNN, đồng thời giúp giảm áp lực lên tỷ giá.

Việc giảm LS USD đã được NHNN tính toán, tuy nhiên, vẫn còn lo ngại là sẽ giảm dòng ngoại tệ vào VN khi LS giảm ( và carry trading nếu LS VND khó giảm – gây nên bất ổn về luân chuyển vốn nóng)

Có thể thấy, mức 3% là NHNN đang thận trọng trong việc tránh gây shock cho nền kinh tế và người giữ tiền USD (có lẽ là trên 20 tỷ USD được giữ từ KH). Giả sử người gửi tiền bán USD, buộc NHNN phải tăng cung tiền đồng để accommodates làm tăng tiền cơ sở MB như giai đoạn 2007 – 2008, điều này phù hợp với mục tiêu tăng dự trữ ngoại tệ, nhưng lại gây áp lực tăng cung tiền đồng trong nền kinh tế, gây khó khăn cho việc chống lạm phát và trong ngắn hạn có thể gây áp lực lên lãi suất VND. Mất thanh khoản cục bộ cũng nên tính đến. Tuy nhiên, tác động về cung tiền cũng không quá lớn khi tín dụng VND trong quý I tăng rất thấp, nếu giữ được tín dụng USD hợp lý, tăng tín dụng VND lên một cách thận trọng thì net off, mục tiêu tổng thể cả năm có thể giữ được, mặt khác, dư địa cho công cụ DTBB bằng VND vẫn đang rất lớn.

Hy vọng các giải pháp đồng bộ, kiên định, chấp nhận đánh đổi sẽ ổn định được thị trường ngoại tệ, tỷ giá, kìm hảm được lạm phát. Nhưng quan trọng nhất, yếu tố tâm lý sẽ bị loại bỏ và niềm tin sẽ được nâng lên, vững chắt hơn vào tiền đồng.

Tác động ngắn hạn đến TTCK và các thị trường khác tất nhiên là không tốt khi thắt chặt, cung tiền giảm, thanh khoản (funding) bị rút.

—————-
Ngày 9/4/2011, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư số 09/2011/TT-NHNN quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng đôla Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng. Đồng thời, cũng ban hành Quyết định số 750/QĐ-NHNN điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng (TCTD).

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng 5/2011: mức dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ 6% với kỳ hạn dưới 12 tháng và 4% với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên đối với NHTM nhà nước (trừ Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam), NHTM cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
http://nghiatq.wordpress.com/2011/04/09/usd-ceilling-rate-rise-compulsory-reserves/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét