Thứ Ba, 12 tháng 4, 2011

Banks Liquidity!

Thanh khoản! Báo chí gần đây lại nhắc nhiều đến hai từ này (như hồi năm 2008), tình hình hiện tại cho rằng “thanh khoản” đang không tốt! (thanh khoản ở đây có lẽ là bao gồm cả 2 nghĩa: khả năng chuyển tài sản tài chính thành tiền mặt và khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế)


Quản trị rủi ro thanh khoản là một vấn đề rất khó, không khó ở mô hình, nhưng khó ở việc sử dụng và tuân thủ. Lý thuyết tài chính phát triển rất nhiều các công cụ (mô hình), rất nhiều các bộ chỉ số xem như tín hiệu theo dõi, đánh giá mức độ rủi ro có khả năng xảy ra. Bản chất chung chính là sự mất cân đối giữa dòng tiền ra và dòng tiền vào trong một thời điểm, một giai đoạn có sự tác động của một cú shock nào đó. Cho nên, cho dù mô hình gì, công cụ nào mà không tuân thủ kỹ luật, giám sát không cao thì đều vô hiệu (“ta tự lừa dối mình”). Nên điều cốt lõi vẫn là khả năng quản trị thanh khoản một cách tuân thủ của chính các NHTM, NHTW sẽ tham gia giám sát và sẵn sàng trừng trị các NHTM nào có “mầm móng” gây nên rủi ro cho hệ thống.

Thảm họa của Rủi ro thanh khoản là tính lan tỏa ra hệ thống. Bản thân một NHTM nào đó đang mất cân đối, tác động của môi trường (một cú shock nào đó, như lạm phát, rút vốn trên OMO,..) sẽ lan tỏa ra cả hệ thống, nếu có nhiều NHTM đều ở trạng thái mất cân đối thì hậu quả sẽ cộng hưởng lên ở mức cao nhất: thanh khoản cạn kiệt, chạy đua lãi suất, mặt bằng lãi suất cao, như hiện tại.

Cốt lõi là chính bản mỗi NHTM ở VN, phải quản trị cân đối nguồn vốn – tài sản của mình theo GAP (chênh lệch) kỳ hạn thanh khoản một cách tuân thủ (điều này cần phải có một hệ thống, hội đồng quản lý rủi ro độc lập) và phải đảm bảo các tỷ lệ mất cân đối không quá lớn trong từng khu vực (loại tiền, nhóm kỳ hạn, nhóm tài sản, ngành nghề,..) tương ứng với kịch bản stress test; nâng cao chất lượng tài sản “đệm” (buffer, hỗ trợ thanh khoản); siết chặt khả năng chi trả của các đối tượng vay vốn, chất lượng các khoản vay (doanh nghiệp, cá nhân, bởi trên thực tế, trong môi trường squeeze như hiện tại, nhiều NHTM còn phải chạy vốn cho DN để “hoàn thiện” hồ sơ vay lại, đảo nợ mà không gây ảnh hưởng xấu (trên sổ sách) đến dư nợ của NHTM). Đồng thời, tăng cường nguồn vốn trung dài hạn bằng cách phát hành công cụ vốn trung dài hạn như trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi (trái phiếu sẽ dế dàng sử dụng sản phẩm cao cấp như structured deposit mà tác giả nói, có interest rate floating,…) cũng như tăng năng lực vốn (tier 1 & 2).

Điểm yếu này đang xảy ra ở hệ thống NHTM VN, ngày càng dồn nén, tích tụ trong một thời gian dài (khoảng 10 năm trở lại đây, khi mà tín dụng tăng trưởng tích lũy với tốc độ chóng mặt, là nguồn lực chính tài trợ cho mọi thành phần kinh tế để phát triển, cũng như chính các NHTM lấy tăng trưởng tín dụng làm nền tảng (Loans led growth, income), nhưng khả năng quản trị của NHTM, giám sát của NHNN không theo kịp, ngày càng mất cân đối. Thời gian gần đây chỉ đang bộc phát ra thôi! Nếu không sớm “sửa chửa”, tất sẽ có nhiều phen sóng gió còn ghê gớm hơn trong tương lai gần dù với mộc cú shock tác động không lớn!

————

Theo bài ở trên (SGTT), Phát triển sản phẩm link theo lạm phát? Đó không phải là bài toán cốt lõi về khả năng thanh khoản, mà chỉ là một trong những biện pháp nâng cao khả năng thanh khoản, bởi nó không đảm bảo rằng, người gửi tiền sẽ không rút khi lạm phát cao/thấp (bởi còn cạnh tranh từ NHTM khác, cũng như sẽ dồn sang kỳ hạn dài, nó cũng không đảm bảo rằng, NHTM sử dụng tốt hơn, bởi chính các NHTM yếu kém vẫn có thể sử dụng một cách rất rủi ro vốn huy động từ sản phẩm này).

http://nghiatq.wordpress.com/2011/04/06/banks-liquidity/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét