Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011

Prime and OMO Interest Rate

Nên lấy LS trên OMO (7 ngày) làm LSCB? Trong thời gian điều hành CSTT gần đây, các công cụ sử dụng không thấy “xuất hiện” công cụ “lãi suất cơ bản”. Có phải nó đã biến mất hay SBV đã hướng “lãi suất cơ bản này sang một loại lãi suất khác. Lãi suất cơ bản thường công bố trước đây, theo nghĩa của nó đã không được điều chỉnh, mặc dù các lãi suất khác như Tái cấp vốn, Tái chiết khấu, Lãi suất thị trường mở đều được điều chỉnh theo định hướng tăng lên, thắt chặt tiền tệ. Theo thông lệ, điều hành thắt chặt tiền tệ được phát tín hiệu bởi lãi suất cơ bản, đây là loại lãi suất mà thị trường tập trung theo dõi để dự đoán động thái và tình hình chính sách của central bank. Do đó, mức “lãi suất cơ bản” – tôi gọi là thế (vì chưa bỏ) phải tăng từ 9% như hiện nay lên một mức nào đó! Vì sao SBV không tăng, cũng có nhiều lý do, trong đó có như sợ tâm lý thị trường không tốt, tác động làm nâng cao mặt bằng lãi suất cả huy động và cho vay, mong muốn tình hình lãi suất cao như hiện tại chỉ là tạm thời, mục tiêu của SBV trong khi đó là dù lãi suất cao nhưng phải thấp hơn hiện tại (tức giảm xuống)! Nhưng theo tôi, có lẽ, lãi suất cơ bản theo cái tên gọi nghĩa đen và theo thông lệ thường công bố hàng tháng là …không còn nữa (nhưng không có quyết định “bỏ” nó đi!). Thay vào đó là LS chính sách khác, mà SBV hay gọi là “bộ” lãi suất chính sách bao gồm Lãi suất tái cấp vốn, Lãi suất tái chiết khấu và có thể là Lãi suất trên thị trường mở (LS OMO). Trong Luật NHNN 2011 có ghi: Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ. Trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường, Ngân hàng Nhà nước quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác. Để thị trường rõ ràng, đúng định hướng, mục tiêu (target), SBV nên công bố rõ ràng, và “chốt” lãi suất nào là lãi suất chính sách chính thức (Key Interest Rate), các Lãi suất khác là những công cụ hỗ trợ SBV điều hành LS theo đúng mục tiêu đã đề ra. Để đúng mục tiêu, hướng đến mặt bằng lãi suất nào đó thì SBV phải có khả năng “bảo vệ” cho Lãi suất công bố. Trong số các LS hiện tại, LS OMO đang dần “chiếm” được vị thế về tầm quan trọng cần phải theo dõi, thể hiện định hướng chính sách, tín hiệu chính sách trong thời gian tới (mặt bằng lãi suất, cung tiền), có tác động mạnh đến thị trường ngắn hạn (cụ thể là cung tiền, thanh khoản, lãi suất, mục tiêu trung gian) để phục vụ mục tiêu cuối cùng là sản lượng (GDP) và giá cả. Lãi suất Tái cấp vốn và Tái chiết khấu chưa có vai trò quan trọng, vì thị trường giao dịch còn hạn chế và chưa phổ biến. Tuy nhiên, hiện tại, để một “bộ” 3 lãi suất đồng hành với nhau e là không thích hợp! Dù sao, vẫn phải có một lãi suất chủ yếu làm “lãi suất cơ bản” (Key Policy Rate) như thông lệ thế giới. Các lãi suất chính sách khác (công cụ lãi suất kể cả lãi suất trả cho tiền gửi dự trữ, nghiệp vụ OMO) nhằm mục tiêu đảm bảo LS đi đúng mục tiêu đã định hướng. Điểm qua một số quốc gia có thị trường tài chính phát triển, họ đều có một “lãi suất chính”, đó như là tín hiệu điều hành LS của Central Bank mà thị trường tập trung theo dõi. Bằng các công cụ CSTT khác nhau, CB sẽ điều hành theo mục tiêu này. • Ở Australia có ngân hàng TW Úc (Reserve Bank of Australia, RBA) công bố Lãi suất chính là Target Cash Rate, hiện tại là 4.75% – đây là loại Interbank rate cho kỳ hạn qua đêm tham chiếu (Fixed margin above/below target cash rate (loans/deposit)). Để làm được điều này, RBA sử dụng nghiệp vụ OMO. • Ở Brazil (Central Bank of Brazil, CBB), có Selic rate target – interest rate on overnight interbank loans collateralized on federal debt instruments. Hiện tại là 11.75%. • Canada (Bank of Canada) có Bank of Canada Overnight rate target (interest rate on collateralized market-based transactions), hiện tại là 1%. • Châu Âu (European System of Central Banks, ECB) có (Minimum bid rate in) Main refinancing operation (MRO), hiện tại là 1% – Lãi suất cho vay tái cấp vốn nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản cho hệ thống ngân hàng. ECB đảm bảo mục tiêu thực hiện bằng nghiệp vụ OMO. • Anh (Bank of England) có The official Bank Rate paid on commercial bank reserves. Đây là loại lãi suất trả cho khoản dự trữ (bao gồm cả excess reserves) hiện tại giữ ở mức 0.5%. Các NHTM cho vay liên ngân hàng không vượt quá lãi suất này cộng biên độ (+1%/năm). • Mỹ (United States Federal Reserve System): Uncollateralised interbank rate target (Federal funds Rate, hiện tại là 0 – 0.25%). Đây là loại lãi suất mà Fed cho các NHTM vay để đảm bảo dự trữ và khả năng thanh khoản (không được phép rút ra để cho vay lại trên thị trường khác). Fed có “quyền lực” buộc LS thị trường theo hướng này thông qua nghiệp vụ OMO. • Nhật (Bank of Japan, BoJ) có Uncollateralized overnight call rate, hiện tại giữ ở mức 0.1%. Ấn độ (Reserve Bank of India) có Repo/reverse repo rate (medium term signal) hiện tại là 6.5%. Hàn Quốc (Bank of Korea) có The Bank of Korea Base Rate, hiện tại là 3%. Mexico (Bank of Mexico) có Target for the interbank overnight funding rate, hiện tại là 4.5%. Thụy Điển (Sweden Riksbank) có Overnight repo rate, hiện tại là 1.5%. Thụy sỹ (Swiss National Bank) có 3-month Libor,… Điểm chung, mấu chốt, là các CB này có khả năng bảo vệ lãi suất mục tiêu của mình bằng cách hướng lãi suất thị trường (liên ngân hàng qua đêm hoặc ngắn hạn) đi theo lãi suất mục tiêu thông qua bơm tiền trên thị trường mở một cách không giới hạn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét