Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2011

Fitch Ratings: ‘Xu hướng sáp nhập ngân hàng nhỏ sẽ rõ ràng hơn’

Có 2 lý do tại sao các ngân hàng cần tăng vốn.

Thứ nhất, đó là trong bối cảnh kinh tế cả trong nước và thế giới đều đang có nhiều thách thức, môi trường hoạt động của ngành ngân hàng gặp không ít khó khăn, thì rõ ràng nếu không tăng thêm vốn các ngân hàng sẽ khó có thể chống đỡ được với những thách thức đó.

Thứ hai, tổng lượng tín dụng của các ngân hàng Việt Nam đã ở mức tương đương 120% GDP, là mức khá cao so với các thị trường mới nổi. Thế nên, các ngân hàng cũng phải mở rộng quy vốn tương đương, nhằm tránh những rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

 

Ông Alfred Chan, Giám đốc nghiên cứu về các tổ chức tài chính của Fitch Ratings tại Singapore nhận định xu hướng sáp nhập ngân hàng nhỏ Việt Nam sẽ rõ ràng hơn.

Một trong 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới là Fitch Ratings vừa đưa ra bản đánh giá đối với kế hoạch tăng vốn của các ngân hàng hàng đầu Việt Nam.

Xung quanh chủ đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Alfred Chan, Giám đốc nghiên cứu về các tổ chức tài chính của Fitch Ratings tại Singapore.

Thưa ông Alfred Chan, trong bản báo cáo vừa qua chúng tôi có thấy Fitch nhận định rằng các ngân hàng Việt Nam cần tăng vốn thêm nữa. Vậy xin ông giải thích rõ lý do cho nhận định trên?

Ông Alfred Chan: Chúng tôi đánh giá cao nỗ lực tăng vốn của các ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt là các ngân hàng chủ chốt. Có 2 lý do tại sao các ngân hàng cần tăng vốn.

Thứ nhất, đó là trong bối cảnh kinh tế cả trong nước và thế giới đều đang có nhiều thách thức, môi trường hoạt động của ngành ngân hàng gặp không ít khó khăn, thì rõ ràng nếu không tăng thêm vốn các ngân hàng sẽ khó có thể chống đỡ được với những thách thức đó.

Thứ hai, tổng lượng tín dụng của các ngân hàng Việt Nam đã ở mức tương đương 120% GDP, là mức khá cao so với các thị trường mới nổi. Thế nên, các ngân hàng cũng phải mở rộng quy vốn tương đương, nhằm tránh những rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên, theo ông thì việc tăng vốn trong bối cảnh hiện nay có khả thi hay không khi mà kinh tế cả trong nước và thế giới vẫn đang có nhiều thách thức?

Ông Alfred Chan: Đúng là trong bối cảnh hiện nay, việc tăng vốn không hề dễ dàng. Ví dụ, tăng vốn qua thị trường chứng khoán cũng không dễ khi thị trường liên tục đi xuống. Trong khi đó, việc tìm các đối tác chiến lược nước ngoài cũng không đơn giản.
Nhưng không phải vì thế mà cứ tìm được vốn để tăng đã là mừng. Quan điểm của chúng tôi là các ngân hàng không nên quên một điều vô cùng quan trọng là chất lượng của nguồn vốn tăng được. Ví dụ như năm nay ngân hàng Vietinbank bán cổ phần cho Công ty Tài chính quốc tế IFC, hay gần đây nhất là Ngân hàng Vietcombank bán cổ phần cho ngân hàng Nhật Mizuho. Theo đánh giá của chúng tôi thì những nguồn vốn tăng được đó đều đạt chất lượng tốt, tạo sự bền vững cho chính các ngân hàng.

Đấy là với các ngân hàng lớn, còn với các ngân hàng nhỏ, theo chúng tôi, sắp tới xu hướng sáp nhập sẽ diễn ra rõ ràng hơn khi mà yêu cầu về một hệ thống ngân hàng ổn định đang đặt ra ngày càng cấp thiết.

Vậy quan điểm của Fitch Ratings như thế nào về triển vọng của các ngân hàng châu Á, trong đó có Việt Nam. Vừa qua thì Fitch cũng đã hạ tín nhiệm của một loạt các ngân hàng châu Âu, vậy châu Á liệu có nguy cơ có một ngân hàng nào đó bị Fitch hạ xếp hạng hay không?

Ông Alfred Chan: Trước tiên, là đại diện của Fitch nghiên cứu các tổ chức tài chính châu Á, tôi cho rằng, trong ngắn hạn việc hạ tín nhiệm của Fitch với các ngân hàng châu Á sẽ không xảy ra. Bởi lẽ chúng tôi cho rằng hầu hết các ngân hàng châu Á đều khá ổn định.

Mặc dù trong ngắn và trung hạn, ngành ngân hàng châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn gặp nhiều thách thức do vấn đề về lạm phát, lãi suất cao. Tuy nhiên, trong dài hạn, chúng tôi đánh giá triển vọng tích cực với phần đông các ngân hàng châu Á khi mà các thị trường mới nổi sẽ là những thị trường phát triển mạnh trong tương lai.

Ngân hàng Việt Nam cũng nằm trong hệ thống ngân hàng châu Á nên cũng có những lợi thế đó. Chúng tôi vẫn đang dành mức đánh giá ổn định với 4 ngân hàng lớn của Việt Nam là ACB, Agribank, Sacombank và Vietinbank.
Mặc dù vậy thì để chống đỡ với những thách thức hiện nay, chúng tôi xin tái khẳng định rằng các ngân hàng Việt Nam vẫn cần phải tăng vốn, vì so với các ngân hàng trong khu vực, quy mô vốn của ngân hàng Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn.

Hà Trần - NDHMoney

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét